Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Với khả năng cấy lua nhanh, chất lượng cây lúa đảm bảo, các dòng máy cấy lúa đã và đang ngày càng phổ biến trong sản xuất của nông dân. Máy cấy lúa ngày càng đa dạng các chủng loại với các dòng máy cấy lúa mini hoặc tự chế với giá rẻ, tới các dòng máy cấy lúa “hạng nặng” với kết cấu mà người nông dân ngồi trên để lái khi hoạt động cấy lúa.
Tuy nhiên, khi sử dụng máy cấy lúa, bà con nông dân cần phải lưu ý cách gieo mạ đẻ phù hợp với từng loại máy khác nhau. Và để giúp bà con nong dân có thể gieo mạ đúng chuẩn cho các dòng máy cấy lúa, dưới đây Websosanh xin đưa tới một số lời khuyên, cụ thể:
1. Cách gieo mạ cho máy cấy lúa mạ nhổ
Mạ nhổ tức là loại mạ được nhổ bằng tay và bó thành từng bó nhỏ. Loại này khác với loại mạ gieo thành từng tảng trên bùn.
Đối với máy cấy lúa mạ nhổ thì bà con nông dân có thể gieo mạ như bình thường cấy tay vì dù sao bà con cũng vẫn phải nhổ cây mạ trước khi đưa tới máy cấy. Nguyên nhân là bởi vì một số vùng đất trũng, cây mạ cần lớn và dài ngày hơn nên không thể cuộn như loại mạ ngắn ngày.
Cây lúa khi cấy bằng máy cấy mạ nhổ thường cao từ 25-30cm, khá lớn và đanh cây mạ nên bà con sau khi nhổ cần rũ sạch đất để bớt khối lượng và việc cho ra cây mạ tốt hơn. Đồng thời, cũng cần sắp cây mạ sao cho bằng gốc để chất lượng cấy bởi máy cấy lúa tốt nhất.
2. Cách gieo mạ cho máy cấy lúa mạ cuộn
Đây là loại máy cấy phổ biến hơn, và cũng giúp tiết kiệm nhiều công sức cho bà con. Tuy nhiên khi sử dụng loại máy cấy này, bà con nông dân cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Về mật độ cây mạ
Mật độ cây mạ khi gieo để phục vụ cho máy cấy lúa thì không khác so với khi cấy tay, tuy nhiên bà con nên gieo dày hơn chút để đảm bảo mật độ cây mạ tốt nhất.
– Về đất gieo mạ và điều kiện nuôi dưỡng
Bà con nên gieo mạ lên bùn như cách truyền thống, trải một lớp nilon bên dưới, sau đó đổ bùn lên với lớp dày khoảng 2cm, rồi gieo mạ. Mạ nên được nuôi dưỡng trong điều kiện che chắn cẩn thận, đặc biệt là khi trời lạnh giá để đảm bảo cây mạ được lên đều đặn.
Ngoài ra, bà con cũng có thể cho bùn trực tiếp trên mặt đất được làm phẳng và đầm cứng một chút.
– Về cách xử lý mạ cho máy cấy lúa
Việc gieo mạ vẫn tiến hành bình thường, sau khoảng 3-5 ngày, cây mạ đã bắt đầu lên 1 lá mầm, bà con đo khay mạ trên máy cấy xem kích thước bao nhiêu (thường là 18cm, 20cm, 25cm hoặc 30cm tùy loại máy). Khi đó, bà con dùng một thanh sắt dài, và nhấn trên bề mặt khuông mạ (theo chiều ngang) để tạo thành các khuông nhỏ với độ rộng tương ứng với kích thước khay mạ. Bà con chỉ cần ấn nhẹ để tạo lốt, bởi sau này khi mạ phát triển hệ thống rễ vẫn sang lấn.
Khi cây mạ đến ngày cấy (khoảng 15-25 ngày) bà con chỉ cần dùng dao, rạch theo các đường đã ấn trước đó, rồi rạch thành từng khuông mạ nhỏ, sau đó cuộn gọn vào để đưa tới ruộng và đặt trên khay mạ của máy cấy lúa.
* Lưu ý
Đối với bà con chưa có sẵn máy cấy, mà đi thuê máy cấy, thì vẫn gieo mạ như bình thường, sau đó, khi có máy cấy đến cấy thuê thì bà con chỉ cần hỏi về kích thước giữa hàng lúa với hàng lúa (hàng sông), rồi dùng dao cắt lúa thành từng khuông nhỏ cũng được. Cách này có thể sẽ đứt một vài cây mạ nhưng không đáng kể, bà con vẫn dùng máy cấy ok nhé!
Ngoài ra, cách gieo mạ trên đây có thể thực hiện với tất cả các dòng máy cấy từ máy cấy mini, máy cấy tự chế, máy cấy Văn Lang, máy cấy Trần Đại Nghĩa, máy cấy Kubota, máy cấy Yanmar….