Với sự thịnh hành của máy tính, laptop thì việc ứng dụng ổ đĩa quang ngày nay ngày càng phổ biến, hầu như máy tính nào cũng có một ổ đĩa quang. Tuy nhiên, do kích thước lớn và sự đi lên của USB và Internet mà ngày càng nhiều host không còn tích hợp ổ đĩa quang để nhường chỗ cho phần cứng khác.
Ổ DVD, ổ CD là ổ đĩa quang trên laptop là công cụ giúp đọc đĩa quang bằng tia lazer chiếu vào bề mặt đĩa quang, phản xạ lại trên đầu thu và giải mã tín hiệu để đọc hoặc ghi dữ liệu trên đĩa CD, DVD. Ổ đĩa thông thường có 3 loại dựa theo chức năng đó là loại ổ đĩa chỉ đọc ( Read-only Disk Drive) giúp truy cập dữ liệu trên các đĩa có sẵn dữ liệu. Ổ đĩa chỉ ghi ( Write-only Disk Drive) dùng ghi dữ liệu trên đĩa trắng CD-R qua một phần mềm ghi đĩa CDBurnerXP, ImgBurn, Nero Burning ROM,.. Cuối cùng là loại ổ đĩa có giá trị cao nhất có thể đọc và ghi (Read Write Disk Drive) làm nhiệm vụ đọc, ghi và xóa dữ liệu trên đĩa.
Hầu hết các ổ đĩa quang kiểu cũ đều có giao diện giống nhau, cụ thể là sẽ có một nút bấm ở ngoài để mở/đóng ổ đĩa và một lỗ kim nhỏ để cưỡng chế đẩy ổ đĩa ra. Ngoài ra còn có ký hiệu như:
+ Nếu trên tên ổ đĩa ghi là CD-R hoặc CD-ROM thì ổ đĩa quang của bạn chỉ có thể đọc được đĩa CD
+ Nếu trên tên ổ đĩa ghi là CD-RW thì ổ đĩa quang của bạn có thể đọc và ghi được dữ liệu vào đĩa CD
+ Nếu trên tên ổ đĩa ghi là DVD-RW thì ổ đĩa quang của bạn có thể đọc và ghi được dữ liệu vào đĩa CD, DVD.Có bao nhiêu loại ổ đĩa quang
Ổ đĩa quang được chia làm 3 loại theo khả năng đọc/ghi của nó: là ổ CD, ổ DVD và ổ Blu-ray.
Ổ CD đã phổ biến từ rất lâu và đến giờ không còn được nhắc đến nữa. Sự thụt lùi của ổ CD là điều dễ hiểu khi mà công nghệ đã phát triển vượt bậc, đòi hỏi ổ đĩa được trang bị chí ít cũng phải là DVD, không thì Blu-ray mới đáp ứng nhu cầu trích xuất hình ảnh.
Ổ đĩa CD của máy tính rất giống với trên máy nghe nhạc CD, đều sử dụng tia laser để đọc dữ liệu và đĩa CD có dung lượng 700MB để lưu trữ thông tin, tốc độ đọc và ghi là 150KB/s.
Hình thức bên ngoài và hoạt động của loại ổ DVD mới tương tự như ổ CD thông thường, nhưng dung lượng của DVD gấp bảy lần CD. Đĩa DVD một lớp một mặt có thể lưu đầy đủ 2 giờ phim.
Dung lượng của đĩa DVD từ 4,7 GB , 8,5 GB , 9,5 GB đến 17 GB . Ngoài ra, ổ DVD có khả năng tương thích cao, người dùng có thể dùng ổ DVD để đọc đĩa CD, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lụn bại của ổ CD. Tốc độ đọc và ghi của ổ DVD là 1350KB/s.
Với sự phát triển của lưu trữ kỹ thuật số, ổ đĩa DVD đã thay thế ổ đĩa CD, và ổ đĩa DVD cũng được thay thế bằng các công nghệ lưu trữ quang kỹ thuật số mới hơn. Đĩa CD và DVD luôn sử dụng công nghệ ánh sáng đỏ với bước sóng 650 nanomet (nm). Bây giờ có một công nghệ ánh sáng xanh mới với bước sóng 405 nanomet (nm), tạo ra đĩa DVD BD và HD mới . Dung lượng lưu trữ của đĩa quang một mặt một lớp của nó sẽ đạt từ 50G trở lên.
Có thể ghi đĩa Blu-ray đề cập đến công nghệ ghi đĩa có thể ghi vào đĩa bằng máy ghi đĩa và đĩa. Đĩa BD-R có thể được ghi một lần, trong khi BD-RE (Blu-ray Disc Recordable and Erasable) có thể được xóa và ghi lại nhiều lần. Dung lượng đĩa là 25 GB cho đĩa một lớp, 50 GB cho đĩa hai lớp, 100 GB cho ba lớp và 128 GB cho bốn lớp. Tốc độ tối thiểu để ghi đĩa Blu-ray là 36 megabit / giây (4,5 megabyte)
Bên cạnh ổ cứng HDD ra, chúng ta còn thấy có thêm các loại ổ cứng khác như là SSD. Ổ SSD có gì khác HDD, nó có thể thay thế HDD được không?
Khi tìm hiểu về SSD bạn sẽ bắt gặp danh từ NVMe. Vậy NVMe có ý nghĩa gì? Và tại sao Websosanh khuyên bạn nên mua ổ cứng SSD NVMe?
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về định nghĩa của ổ cứng SSD và cách lắp thêm ổ cứng SSD cho laptop.
Ổ cứng di động là gì? Có mấy loại ổ cứng di động? là câu hỏi chung của nhiều người. Bài viết này Websosanh sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.
Măc dù đem đến rất nhiều sự tiện lợi nhưng ổ cứng SSD vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm. Vậy nhược điểm của ổ cứng SSD là gì?
Ổ cứng SSD là gì và nó khác gì ổ HDD thông thường? Cùng Websosanh tìm hiểu nhé.
Với mỗi một chiếc laptop thì ổ cứng là một phần rất quan trọng. Việc sử dụng không đúng cách sẽ khiến ổ cứng của máy rất nhanh xuống cấp. Vì vậy hãy lưu ý trong quá trình sử dụng để ổ cứng bền hơn.
Ổ cứng SSD và ổ cứng HDD là hai loại ổ cứng phổ biến trên thị trường hiện nay chính với nhiều ưu và nhược điểm của riêng mình. Cùng so sánh hai loại ổ cứng này để xem đâu là sự lựa chọn cho bạn.
Ổ cứng là một trong những bộ phận không thể thiếu khi xây dựng một máy tính để bàn, ngày nay hầu hết các ổ cứng đều là ổ SSD giúp cải thiện về các thông số kỹ thuật.