Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Đôi nét về việc mẹ uống thuốc tiêu sữa
Thuốc tiêu sữa hay còn gọi là thuốc cai sữa mẹ, được biết tới là một loại thuốc có khả năng tác động đến hệ thống hormone trong cơ thể, giúp các mẹ kiểm soát lượng sữa được tiết ra. Thông thường, các mẹ sẽ sử dụng loại thuốc này khi họ muốn ngừng việc cho con bú để con tập trung vào việc cho bé ăn thức ăn đặc như người lớn, việc sử dụng thêm sữa chỉ là phụ trợ.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tiêu sữa, song tất cả đều là 1 dạng dopamine – loại hormone tự nhiên trong cơ thể có tác dụng điều khiển việc tiết sữa của mẹ khi cho con bú.
Xem thêm >> Các loại thuốc tiêu sữa phổ biến và nơi bán
2. Ưu điểm của việc uống thuốc tiêu sữa
Không chỉ là phương pháp cai sữa cho bé nhanh gọn, đơn giản mà việc uống thuốc tiêu sữa còn được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn bởi:
- Nguyên lý làm mất sữa của thuốc tiêu sữa là khi sử dụng sẽ làm thay đổi lượng hormone trong cơ thể người mẹ, từ đó giảm tiết sữa và mất sữa hẳn.
- Mất sữa hoàn toàn sau sử dụng trong khoảng 2 – 5 ngày.
- Được bán khá phổ biến ở các nhà thuốc hoặc bệnh viện nên mẹ có thể dễ dàng mua được khi có nhu cầu.
- Chỉ hỗ trợ làm thay đổi hormone trong cơ thể mẹ khiến mẹ mất sữa chứ hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh nguyệt hay các vấn đề khác của mẹ nên các mẹ có thể an tâm sử dụng.
3. Tiết lộ 2 ảnh hưởng của việc uống thuốc tiêu sữa đối với mẹ và bé
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng việc uống thuốc tiêu sữa vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới mẹ và bé. Do đó, mẹ cần nắm chắc kiến thức về thuốc tiêu sữa và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng:
3.1. Ảnh hưởng của thuốc tiêu sữa đối với các mẹ
Thực tế, việc sử dụng thuốc tiêu sữa mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng đi kèm với một loạt tác dụng phụ tiềm ẩn. Việc sử dụng thuốc tiêu sữa sẽ làm thay đổi hormone trong cơ thể của mẹ, không chỉ tác động đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần.
Cụ thể, thuốc tiêu sữa cho mẹ có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tụt huyết áp và đau bụng. Nếu lạm dụng thuốc quá cũng có thể gây ra tác dụng phụ khác: thiếu máu não, thiếu máu tiền đình, tụt huyết áp, xuất huyết tiêu hóa.
Tuy nhiên, không phải tất cả người sử dụng thuốc đều sẽ trải qua những triệu chứng này. Có nhiều trường hợp mẹ sử dụng thuốc mà không gặp phải tác dụng phụ nào cả. Ngoài ra, tác động của thuốc tiêu sữa có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào cơ địa, cách sử dụng và chế độ ăn uống của mỗi người. Nên trong nhiều trường hợp kê đơn/ bán thuốc các mẹ sẽ được hỏi là có bị đau dạ dày hay các bệnh nguy hiểm như HIV, lao, ung thư… không. Nếu có thì các trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ chỉ định cho dùng thuốc ức chế sữa.
3.2. Ảnh hưởng của thuốc tiêu sữa đối với bé
Khi mua thuốc tiêu sữa tại các nhà thuốc hoặc được bác sĩ chỉ định thì đều kèm theo khuyến cáo, đã uống thuốc tiêu sữa thì tuyệt đối không nên cho bé bú. Bởi trong thuốc có nhiều chất sẽ ảnh hưởng tới con. Nếu bé cần sữa, mẹ hãy sử dụng các loại sữa công thức thay thế.
Những ảnh hưởng của thuốc tiêu sữa đối với trẻ là khi mẹ uống thuốc cai sữa và không cho bé bú nữa, bé sẽ phải đối mặt với tình trạng lo âu và khó chịu. Đây có thể là một trải nghiệm đầy sợ hãi, vì bé không hiểu tại sao điều quan trọng đối với chúng bỗng nhiên biến mất.
Bên cạnh đó, việc ngừng bú cũng có thể làm thay đổi thói quen tập ăn uống của bé. Bé có thể từ chối thức ăn mới, khó khăn trong việc chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn cố định và có nguy cơ phát triển các vấn đề về dinh dưỡng. Việc thay đổi đột ngột chế độ ăn uống của bé có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón, gây ra sự bất tiện cho cả bé và mẹ.
4. Chia sẻ một số cách cai sữa cho bé mà không cần dùng đến thuốc tiêu sữa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau đó tiếp tục kết hợp bú mẹ và thức ăn bổ sung trong 2 năm và lâu hơn nữa.
Tùy theo sự phát triển của từng bé mà mẹ có thể quyết định thời điểm cai sữa cho con để con tiếp tục phát triển. Tốt nhất, mẹ không nên cai sữa cho con trước khi bé tròn 1 tuổi – 2,5 tuổi.
Theo các chuyên gia y tế đã khuyến cáo, trẻ không được bú mẹ sẽ dễ bị đau ốm hơn là các trẻ được bú mẹ vì trong sữa mẹ có kháng thể rất tốt cho sự phát triển của bé.
Có nhiều phương pháp mẹ có thể áp dụng để cai sữa cho bé. Tùy vào tính cách từng bé mà mẹ có thể áp dụng cách cai sữa tốt nhất như:
4.1. Áp dụng một số cách dân gian truyền miệng
Gửi bé sang bên nội/ ngoại một tuần để bé không đòi ti hoặc dùng son/nhọ nồi bôi lên ti để bé chê ti và không đòi ti nữa… là một số cách dân gian truyền miệng mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên, sau khi bé không bú nữa mà sữa mẹ vẫn nhiều khiến mẹ căng tức ngực rất đau đớn, khó chịu thì có thể áp dụng kết hợp thêm các phương pháp khác.
4.2. Cho bé ngậm ti giả
Khi bé được khoảng 3 tháng tuổi, ngoài việc cho bé bú sữa mẹ, hãy cân nhắc cho bé sử dụng ti giả. Điều này sẽ giúp bé thích nghi dễ dàng hơn với việc sử dụng bình sữa và có thể giúp quá trình cai ti mẹ của bé trở nên dễ dàng hơn trong tương lai. Tuy nhiên, cách làm này có điểm yếu là cần thời gian để bé từ bỏ thói quen ngậm ti giả khi đã lớn hơn.
4.3. Cắt giảm một cữ bú của bé
Loại bỏ một buổi bú của bé và thay thế bằng sữa công thức. Lặp lại quy trình này trong khoảng 1-2 tuần để bé có thể dần thích nghi. Mặc dù cách thức này đòi hỏi nhiều thời gian, song cách tiếp cận này rất hữu ích cho mẹ, vì nó cho phép điều chỉnh tiết sữa một cách từ từ và giảm nguy cơ viêm tuyến vú hoặc hiện tượng căng cứng.
Trong quá trình cai sữa, mẹ có thể bị đau tức ngực do sữa bị tích tụ bên trong không được tiết ra ngoài. Cách xử lý cho mẹ lúc này là mẹ không nên vắt hết sữa ra ngoài để giảm áp lực, điều này khiến cho quá trình tiết sữa bị kích thích và càng tiết ra nhiều hơn. Tốt nhất mẹ nên dùng khăn ấm để chườm nhẹ trên ngực để giảm cảm giác đau nhức và giảm dần cảm giác này một cách tự nhiên.
Lưu ý cuối cùng và cũng rất quan trọng với mẹ đó là mẹ chỉ nên uống thuốc tiêu sữa khi đã cai sữa cho bé 5 ngày theo các phương pháp dân gian, tự nhiên đã biết mà không có dấu hiệu giảm. Trong trường hợp, tự cai sữa mà mẹ bị căng tức ngực hay đau quá mức thì nên đến gặp bác sĩ sớm để được hỗ trợ.