1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Khái niệm thuốc tiêu sữa, các loại phổ biến và nơi bán

Thuốc tiêu sữa là giải pháp nhanh, gọn, tiện được các mẹ sử dụng để cai sữa cho con. Nhưng thực tế còn nhiều mẹ chưa hiểu hết về loại thuốc tiêu sữa này. Sau đây, mời bạn cùng Websosanh.vn tìm hiểu sâu và cụ thể hơn về thuốc tiêu sữa này ngay nhé!

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

1. Khái niệm thuốc tiêu sữa

Thuốc tiêu sữa còn gọi là thuốc cai sữa thường được sử dụng để làm thay đổi lượng hormone trong cơ thể người mẹ, từ đó giảm tiết sữa và mất sữa hẳn. Loại thuốc này thường chỉ nên sử dụng khi mẹ muốn cai sữa cho con. Hoặc trong trường hợp đã sử dụng hết các mẹo tiêu sữa tự nhiên mà không có tác dụng mới nên dùng tới. Tuyệt đối không sử dụng khi đang cho con còn đang bú mẹ.

2. Các loại thuốc tiêu sữa phổ biến trên thị trường hiện nay

Trên thị trường hiện nay, thuốc tiêu sữa có 3 loại phổ biến được nhiều người sử dụng là Kabergolin (dostinex), bromocriptin (parlodel) và quinagolide (norprolac). Trong đó:

2.1. Kabergolin (dostinex)

Prolactin là một loại hormone của tuyến yên có tác dụng kích thích tiết sữa ở phụ nữ. Khi nồng độ hormone Prolactin trong máu cao, sữa sẽ tiết ra. Bên cạnh đó còn có nhiều thay đổi trong cơ thể như kinh nguyệt không đều, khó thụ thai. Kabergolin (dostinex) là loại thuốc có khả năng ức chế hormone Prolactin của tuyến yên trong máu giúp sữa tiết ít dần và dẫn tới mất sữa nhanh chóng. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên nén 0,5mg và 1mg. Sản phẩm được khuyến nghị uống 1 lần mỗi tuần cho tới khi cắt sữa.

Giá thuốc tiêu sữa Kabergolin (dostinex) bán ra khoảng 880.000 đồng/ lọ 8 viên.

thuốc tiêu sữa Kabergolin (dostinex)
Kabergolin (dostinex) có giá thành khá cao, được nhập khẩu từ Pháp thường được kê đơn.

2.2. Bromocriptine (parlodel)

Tương tự như Kabergolin (dostinex), Bromocriptine (parlodel) cũng là loại thuốc có khả năng làm ức chế hormone Prolactin trong máu giúp giảm tiết sữa mẹ và mất dần sữa, giúp mẹ cai sữa cho bé dễ dàng không đau đớn. Điểm khác biệt là Bromocriptine (parlodel) được sản xuất theo quy cách dạng viên nén 2,5mg, 5mg và 2,5mg/0,25mg. Sản phẩm được chỉ định dùng từ 1-2 lần mỗi ngày. Tùy từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định liều sử dụng mỗi lần khác nhau.

Do có sẵn dưới dạng thuốc generic nên giá thuốc tiêu sữa Bromocriptine (parlodel) khá phải chăng khoảng 450.000/hộp 30 viên.

thuốc tiêu sữa Bromocriptine (parlodel)
Bromocriptine (parlodel) có dạng viên nén 2,5mg đóng thành vỉ, mỗi vỉ 10 viên, mỗi hộp 3 vỉ, có thể dễ dàng mua được tại hiệu thuốc.

2.3. Quinagolide (norprolac)

So với 2 loại trên thì thuốc tiêu sữa Quinagolide (norprolac) có ít tác dụng phụ hơn, giá cũng rẻ hơn chỉ khoảng 150.000 đồng/hộp 28 viên nén 0,25mg nên thường được sử dụng phổ biến hơn. Tùy nơi bán cũng có thêm loại 0,75mg hộp 10 viên. Sản phẩm cũng có tác dụng tương tự 2 loại trên và được chỉ định dùng ngày 1 lần.

thuốc tiêu sữa Quinagolide (norprolac)
Quinagolide (norprolac) là loại tiêu sữa phổ biến và giá cả bình dân nhất.

Nhìn chung, cả 3 loại thuốc trên đều có tác dụng làm thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ giúp giảm tiết sữa. Lợi dụng tác dụng này người ta sử dụng chúng làm thuốc tiêu sữa.

3. Những điều có thể mẹ chưa biết về thuốc tiêu sữa

  • Nhiều mẹ ngại trực tiếp đi mua mà nhờ người mua hộ rồi không được hướng dẫn sử dụng cụ thể và chính xác khiến việc sử dụng thuốc tiêu sữa không những không có hiệu quả mà còn có hại gây hậu quả khôn lường.
  • Khi sử dụng thuốc mẹ không cần kiêng gì cả nhưng tuyệt đối không nên cho con bú. Vì trong thuốc có các chất không tốt cho sức khỏe của bé nên khi quyết định uống thuốc là ngừng cho con bú ngay. Tốt nhất là mẹ nên ngưng cho con bú trước khi uống thuốc khoảng 4-5 ngày.
  • Sau khi dùng thuốc tiêu sữa thường thì khoảng 2 ngày là mẹ thấy hết sữa. Khi thấy có dấu hiệu hết sữa hẳn thì mẹ hãy ngưng dùng thuốc ngay.
  • Mặc dù các chuyên viên y tế và bác sĩ có nói uống thuốc tiêu sữa không ảnh hưởng gì tới cơ thể, kinh nguyệt song vẫn có 1 vài tác dụng phụ như tụt huyết áp, thiếu máu não, đau bụng và nôn dữ dội… trong trường hợp thấy có các dấu hiệu như đau bụng và nôn dữ dội thì các mẹ nên ngừng sử dụng thuốc ngay. Nếu nôn ra máu chứng tỏ bạn đã bị xuất huyết dạ dày cần phải tới bệnh viện kiểm tra gấp.

4. Nơi bán thuốc tiêu sữa

Hiện các loại thuốc tiêu sữa trên đều có bán tại các hiệu thuốc và các bệnh viện sản nên các mẹ rất dễ dàng có thể mua được. Với các loại thuốc biệt dược sẽ cần có đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Với các loại bình thường, khi ra tới hiệu thuốc mẹ chỉ cần nói vấn đề của mình là muốn cai sữa cho con và đang cần tìm cách tiêu sữa nhanh nhất thì các dược sĩ sẽ hiểu và tư vấn giải pháp phù hợp. Tùy vào tình hình và nhu cầu của mình mà các mẹ nên đưa ra quyết định chính xác khi sử dụng thuốc tiêu sữa.

Hi vọng với lượng thông tin tuy ít ỏi trên nhưng cũng đủ giúp các mẹ giải đáp được phần nào thắc mắc và có quyết định sử dụng phương pháp cai sữa phù hợp cho cả mẹ và con.

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất