Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Chế độ dinh dưỡng. Mang thai 3 tháng đầu ăn gì?
1.1 Luôn đảm bảo cơ thể đủ nước
Không để cơ thể bị thiếu nước. Nếu bạn không ăn được nhiều thì vẫn phải bổ sung đủ nước, bạn có thể uống nước lọc, trà, sinh tố trái cây, nước ngũ cốc và các loại sữa với hàm lượng chất béo thấp, giàu dinh dưỡng. Nếu bạn không thích một món ăn nào đó, dù chúng có bổ dưỡng đi nữa, cũng không nhất thiết phải ăn.
Luôn uống đủ nước là một trong những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu quan trọng.
1.2 Mang thai 3 tháng đầu ăn gì? Hãy bổ sung chất xơ, vitamin
Ăn những loại thức ăn quá cay, quá ngọt hoặc nhiều dầu mỡ là điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu. Gạo, ngũ cốc, bánh mì, rau củ và trái cây là chọn lựa tốt nhất cho bạn lúc này. Các loại thực phẩm này cũng giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng và hạn chế chứng táo bón nhờ chứa một lượng lớn vitamin, chất xơ.
Các loại trái cây nhiều chất xơ là thực phẩm bổ dưỡng cho các mẹ mang thai 3 tháng.
1.3. Hạn chế nấu ăn
Đối với các mẹ bầu cảm thấy khó chịu với mùi đồ ăn trong thời gian này thì nên hạn chế tiếp xúc. Tránh dẫn đến việc khó chịu trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Bạn có thể nhờ người thân trong nhà chuẩn bị đồ ăn cho cả gia đình trong thời gian này.
Mẹ bầu cần hạn chế nấu ăn trong 3 tháng đầu mang thai.
1.4 Ăn nhiều bữa – lưu ý quan trọng khi mang thai 3 tháng đầu
Vì cơ thể cần lượng dưỡng chất lớn hơn để nuôi cả mẹ và bé nên bạn cần ăn nhiều bữa trong ngày hơn, 5 – 6 bữa. Bạn nên dự trữ sẵn các đồ ăn nhẹ như các loại trái cây tươi giàu vitamin, sữa, bánh quy vì bà bầu rất mau đói. Sử dụng sữa công thức dành riêng cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng là một lựa chọn không thể thiếu trong thời gian này.
Ăn nhiều bữa trong ngày và sử dụng sữa cho mẹ bầu là những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu tiên.
1.5 Ăn uống có chọn lọc
Thèm ăn là hiện tượng bình thường của phụ nữ mang thai. Nhiều bà bầu không quan tâm đến việc mang thai 3 tháng đầu ăn gì, uống gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé dẫn đến tình trạng ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học. Cần tìm hiểu kỹ lưỡng những thực phẩm nên và không nên dùng để lên cho mình một kế hoạch ăn uống lành mạnh khi mang thai.
Cân nhắc các loại thực phẩm đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé trước khi ăn.
1.6 Bữa sáng vô cùng quan trọng
Một trong những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu là tuyệt đối không bỏ bữa sáng. Với người thường, bữa sáng vốn đã rất quan trọng, với bà bầu thì càng không thể bỏ qua. Tập ăn các món ăn như ngũ cốc trộn sữa, bánh mì nướng kẹp phô mai để có đủ lượng canxi cần thiết.
1.7 Đa dạng hóa các món ăn bổ dưỡng cho bé
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ cần lưu ý đổi món thường xuyên. Thông qua cuống nhau thai, bé con sẽ cảm nhận được mùi vị đồ ăn mà mẹ ăn, giúp bé phát triển khả năng cảm nhận phong phú khi được 6 tháng tuổi.
1.8 Bổ sung lượng i-ốt cần thiết
Lưu ý việc bổ sung chất i-ốt – một loại chất rất cần thiết cho sự tổng hợp hooc môn tuyến giáp và ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của bé. Mẹ nên dùng các loại hải sản tươi sống, rong biển, sữa là những thực phẩm chứa nhiều i-ốt mà mẹ cần bổ sung vào thực đơn.
Cung cấp đủ i-ốt cho các mẹ là một trong những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu.
1.9 Gặp bác sĩ để được tư vấn dinh dưỡng
Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu cảm thấy nghi ngờ về độ an toàn, hàm lượng dưỡng chất của đồ ăn. Và được tư vấn về việc mang thai ba tháng đầu ăn gì, không nên ăn gì để có một chế độ dinh dưỡng thật khoa học.
Tham khảo chế độ dinh dưỡng khoa học từ bác sĩ chuyên khoa .
2. 5 điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, các mẹ bầu cũng cần biết những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu quan trọng này để có thể phòng ngừa, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.
2.1 Không dùng các loại thuốc vẫn sử dụng trước khi mang thai
Các loại thuốc mà bạn thường dùng trước đó có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển của thai nhi. Do vậy cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các loại thuốc trong quá trình mang thai.
Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc có thể dùng khi mang thai.
2.2 Mang giày cao gót
Việc mang giày cao gót là điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu mà các mẹ thường xuyên bỏ qua. Khi mang thai trọng lượng và trọng tâm cơ thể sẽ thay đổi. Các mẹ mang giày cao gót sẽ rất dễ bị té ngã, có thể dẫn đến sảy thai. Sử dụng các loại dép, giày có quai thấp và bám chân sẽ giúp các mẹ di chuyển dễ hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên mặc các loại trang phục bầu thoải mái, rộng rãi tốt cho cả mẹ và bé.
Mặc các trang phục bà bầu thoải mái trong giai đoạn mang thai.
2.3 Tắm bồn, tắm nước nóng lâu
Điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu cho các mẹ bầu đó là tránh việc ngâm mình hoặc tắm quá lâu với nước nóng. Các mẹ nên tắm nước nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ cơ thể. Tắm nước nóng quá lâu có khả năng dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Các mẹ có thể dùng thêm các sản phẩm tắm, xông cho bà bầu để tăng cảm giác thư giãn mà cần ngâm mình quá lâu trong bồn nước nóng.
Không ngâm mình lâu trong nước nóng – một trong những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu.
2.4 Mang vác đồ nặng
Trong thời gian mang thai, các mẹ cần hạn chế việc mang vác đồ nặng hoặc có thể nhờ người khác làm hộ. Việc khom lưng và mang vác đồ mỗi ngày nhiều khả năng dẫn đến sa tử cung, nguy hiểm cho bà bầu. Nếu các mẹ bầu có đi chợ hoặc mua sắm thì có thể chia ra xách đều hai bên tay thay vì xách một bên quá nặng.
2.5 Chạy bộ
Khi mang thai, các mẹ cần hạn chế vận động quá mạnh. Nếu đã từng có thói quen chạy bộ thì bạn nên chuyển sang đi bộ để tránh bị hạn chế các nguy cơ chấn thương ngoài ý muốn. Các mẹ cũng có thể tham gia các lớp học yoga dành cho bà bầu giúp thư giãn tinh thần cũng như tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Tập yoga giúp bà bầu thoải mái tinh thần và có sức khỏe tốt hơn.
3 tháng đầu của quá trình mang thai vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé. Việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phòng tránh những tác nhân gây hại sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện và mẹ có một sức khỏe tốt cho thời điểm hạ sinh.