Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Chọn loại máy in
Trước tiên cần xác định bạn muốn dùng máy in với mục đích gì, nếu bạn là một người tiêu dùng, bạn sẽ cần in nhiều đồ vật gia dụng khác nhau, còn nếu bạn là giáo viên, bạn cần một máy in có thể cài đặt trong lớp học. Kiến trúc sư, nhà thiết kế và kỹ sư là người sáng tạo những mô hình hoặc mẫu sản phẩm mới hay nhà sản xuất cần in vật liệu nhựa trong thời gian ngắn nhất có thể, hoặc chọn một máy in 3D với tiêu chí có thể sử dụng thường xuyên.
Bạn xác định được càng cụ thể rõ ràng cho nhu cầu in vật thể như thế nào càng tốt. Với nhu cầu ở trường học chẳng hạn thì máy in 3D không cần phải là một thiết bị phức tạp. Ngược lại, nên chọn máy in dễ lắp đặt và không cần bảo dưỡng nhiều với chất lượng in tốt và ổn định. Nghệ sĩ và nhà sưu tầm sẽ tìm kiếm máy in với chất liệu đặc biệt như khả năng in vật liệu nhiều màu sắc hoặc hoặc sử dụng chất liệu khác nhau.
Công nghệ và kích thước của vật liệu in 3
Hầu hết máy in 3D dùng vật liệu từ nhựa nóng chảy và công nghệ in FFF ( Fused Filament Fabrication), công nghệ này còn được gọi bằng một cái tên nữa là FDM ( Fused Deposition Modeling). Một số máy in khác sử dụng công nghệ stereolithography – dùng tia laser để in định hình mô hình với nhựa lỏng và làm cứng nhựa tạo hình cho vật thể.
Sau khi quyết định bạn cần một máy in có thể in được vật liệu gì, sử dụng công nghệ nào, xác định kích thước mà bạn muốn in vật đó. Bạn cần chắc chắn kích thước phù hợp với những vật cần in hoặc có thể in. Khoang in của máy in 3D thường có diện tích là 38,7 – 58.06 centimet vuông và có những mẫu máy lớn hơn.
Có khá nhiều mẫu máy in 3D sử dụng công nghệ in khác nhau
Bề mặt máy in 3D
Một vấn đề quan trọng bạn cần xác định khi chọn máy in 3D đó là bề mặt bạn muốn dựng hình. Bạn đầu thì bạn có thể nghĩ rằng mặt phẳng dựng hình của máy in không quan trọng nhưng khi bắt đầu in bạn mới thực sự biết rằng thực tế là nó rất quan trọng. Một mặt phẳng tốt là nền tảng để tạo vật thể đẹp và sau khi in xong thì dễ dàng lấy sản phẩm ra khỏi khoang in. Mặt phẳng tạo hình thường được làm từ vật liệu kính được làm nóng được bao phủ bởi băng dính màu xanh. Vật thể sẽ bám dính tốt hơn trên mặt phẳng này và dễ lấy ra sau khi thành phẩm.
Bề mặt in khi được làm nóng lên sẽ tránh được hiện tượng cong các góc của vật thể, điều này rất dễ gặp phải khi in với vật liệu ABS. Đôi khi người dùng phải dính keo lên mặt in để vật thể có thể giữ nguyên vị trí, cách này cũng giúp thành phẩm dễ dàng lấy ra khỏi máy in. Một cách khác là dùng một bảng với những khe nhỏ đổ đầy nhựa nóng trong suốt quá trình in. Điều khó nhất là dùng phương pháp này không dễ để lấy vật thể ra khỏi máy in, bạn cần phải cậy lớp nhựa ra khỏi những lỗ hổng do đó có thể làm hỏng bảng.
Chọn vật liệu sợi cho máy in 3D
Điều quan trọng tiếp theo là xác định loại vật liệu in. Có khá nhiều mẫu máy in dùng công nghệ FFF/FDM, sợi nhựa nóng chảy và được đùn ra để tạo hình sau đó cứng lại tạo ra thành phẩm. Loại sợi thông dụng nhất là PLA ( polytic acid) và ABS (acrylonitrile butadience styrene). PLA là nhựa cứng tuy nhiên khá dễ vỡ, nóng chảy ở nhiệt độ thấp hơn so với ABS. ABS thì tạo ra khói khi ở nhiệt độ cao gây bất tiện khi tiến hành in. Một số loại nhựa khác có thể dùng với công nghệ FFF đó là HIPS ( high impact polysterence), sợi hỗn hợp của gỗ và nhựa hoặc sợi hỗn hợp của đồng và nhựa.
Mỗi vật liệu có điểm nhiệt độ nóng chảy khác nhau và do đó cần cài đặt phần mềm điều chỉnh nhiệt khác nhau cho máy khi in.
Các loại sợi cũng phân ra về đường kính của thiết diện sợi, thông thường phần lớn máy in 3D sử dụng đường kính nhỏ hơn 1.75mm. Bạn cần lưu ý kiểm tra loại sợi đó có đường kính phù hợp với máy in hay không trước khi chọn mua.
Kết nối của máy in 3D
Hãy nhớ rằng các máy in khác nhau có những cách khác nhau để kết nối với PC. Các kết nối cơ bản là sử dụng cáp USB, tuy nhiên một số máy có bộ nhớ trong cho phép in khi ngắt kết nối. Vài máy in có kết nối không dây – không thông qua Wi-Fi. Một số máy in có khe cắm thẻ nhớ SD hoặc cổng USB, do đó người dùng có thể tải và in các tập tin 3D bằng cách sử dụng bảng điều khiển của máy in.
Tiếp theo có hai mẫu máy cho bạn lựa chọn là máy có cấu tạo khép kín hoặc máy in mở, với máy in mở thì bạn dễ dàng quan sát và tiếp cận tốt hơn với bộ phận đùn trong khi máy in khép kín thì giúp tránh mùi nhựa độc hại khi in với chất liệu ABS.
Phần mềm máy in 3D, độ phân giải và khả năng in nhiều màu
Nếu bạn muốn máy in vật thể nhiều màu thì cần chọn loại máy có nhiều đầu đùn. Phần lớn máy in 3D hiện nay có 2 đầu đùn, mỗi đầu chứa một màu in. Lưu ý là bạn chỉ in được vật nhiều màu từ file thiết kế dành cho dạng in này.
Ngoài ra khi lựa chọn một máy in 3D, chú ý đến độ phân giải, in ấn 3D xác định độ phân giải là chiều cao của mỗi lớp vật liệu được tạo ra và được đo bằng micron. Một micron bằng 0,001 mm. Con số càng thấp thì độ phân giải càng cao ( điều này có nghĩa là các lớp in sẽ mỏng hơn, và các chi tiết in sẽ được khắc họa tinh xảo hơn). Phần lớn các máy in 3D đặc trưng độ phân giải là 200 microns, một số khác nhỏ hơn khoảng 100 micron. Có một số máy in 3D in ở độ phân giải 20 microns và yêu cầu thêm về cài đặt.
Và cuối cùng là xem xét các phần mềm cần thiết. Máy in 3D luôn đi với các phần mềm trên CD hoặc có thể download. Nó hoạt động tốt với hệ điều hành Windows và một số khác còn hỗ trợ hệ điều hành OS X hay Linux. Một vài năm trước đây phần mềm in 3D đã ở một số bộ phận, nhưng ngày nay tất cả trong số họ đã được nối với nhau để tạo nên một gói sử dụng. Nếu muốn bạn có thể sử dụng các chương trình phần riêng biệt.
H.H
Theo 3dprintingfromscratch
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam