Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bếp từ là thiết bị nhà bếp được nhiều hộ gia đình ưu tiên chọn lựa bởi những tính năng an toàn, tiện lợi và độ bền cao. Tuy nhiên sẽ không tránh những lúc chiếc bếp từ nhà bạn “đình công” không chịu hoạt động do một vài nguyên nhân nào đó. Cùng đón đọc bài viết dưới đây để biết được các lỗi thường gặp trong bếp từ nhé.
1. Mã lỗi E0 của bếp từ
Nếu trên màn hình Led của chiếc bếp từ nhà bạn xuất hiện chữ E0 thì có nghĩa là lỗi thiết bị nấu.
1.1 Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này:
- Chẳng hạn như bếp đang nấu nhưng không có dụng cụ nấu đặt trên vùng nấu.
- Cũng có thể là do bạn không sử dụng nồi/chảo phù hợp với bếp.
- Khi kích thước nồi không tương thích với đường kính bếp (quá lớn hoặc quá bé) thì vùng nấu sẽ không thể nhận diện được nồi nấu.
1.2 Cách khắc phục
Để khắc phục mã lỗi E0, bạn cần phải nhớ một điều rằng không bao giờ để bếp trống không có dụng cụ nấu khi đang bật bếp. Chọn dụng cụ chuyên sử dụng riêng cho bếp từ đồng thời dụng cụ nấu phải có kích thước phù hợp với đường kính của bếp để hiệu quả nấu nướng đạt hiệu quả tối ưu.
2. Mã lỗi E1 của bếp từ
Khi nhiệt độ vùng nấu quá cao thì trên màn hình LED sẽ hiển thị lỗi E1.
2.1 Nguyên nhân
Nếu trong quá trình nấu nướng bếp hoạt động thường xuyên với công suất lớn thì sẽ làm mặt bếp nóng lên, tỏa ra một lượng nhiệt lớn ra bên ngoài. Quạt gió không thể làm mát kịp vùng nấu do hoạt động quá tải. Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện lỗi E1 để cảnh báo bếp đang nóng.
2.2 Cách khắc phục
Để sửa bếp từ đơn giản tại nhà với mã lỗi này, trước hết bạn hãy tắt bếp và lấy tất cả dụng cụ ra khỏi vùng nấu. Tiếp theo, hãy kiểm tra nguồn điện để xem tình trạng bếp có hoạt động bình thường không. Nếu không có vấn đề gì, hãy tắt bếp trong 10 phút cho nhiệt tản bớt rồi khởi động lại và tiếp tục nấu nướng. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng bếp với công suất lớn trong thời gian dài vì dễ làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
3. Lỗi E2 của bếp từ
3.1 Nguyên nhân
Một số nguyên nhân dẫn đến mã lỗi E2 của bếp từ. Có thể do bạn lấy dụng cụ nấu quá nhỏ so với vùng nấu nướng, nồi nấu không bắt từ. Khi đó dẫn đến nhiệt độ nồi quá cao làm ảnh hưởng đến thiết bị bếp và gây nguy hiểm cho người dùng.
3.2 Cách khắc phục
Để hạn chế lỗi E2 này xảy ra, hãy đảm bảo rằng nguồn điện nhà bạn phù hợp với thiết bị bếp. Hãy kiểm tra các thông tin về sản phẩm như nguồn điện, công suất, điện áp trước khi lựa chọn mua bếp từ để đảm bảo bếp hoạt động an toàn và ổn định. Khi bếp báo lỗi E2, tắt bếp bà lấy thiết bị ra khỏi vùng nấu nhanh chóng.
4. Lỗi E3 của bếp từ
4.1 Nguyên nhân
Lỗi E3 báo hiệu hệ thống điện nhà bạn bị quá tải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguồn điện đi kèm của bếp từ quá yếu, dẫn đến bếp hoạt động không ổn định và báo lỗi E3 trên màn hình Led.
4.2 Cách khắc phục
Để khắc phục lỗi này, bạn hãy tắt bếp và kiểm tra lại cầu dao xem có vấn đề nào không. Nếu không gặp phải vấn đề nào hãy tắt bếp và đợi tầm 10 phút để bếp nguội đi rồi mới nấu tiếp. Nếu cầu dao bị hỏng, hãy thay cầu dao mới. Để đảm bảo an toàn cho nguồn điện, tránh sử dụng chung ổ cắm cho quá nhiều thiết bị.
5. Lỗi bếp từ không nóng
5.1 Nguyên nhân
Bếp từ không nóng dù đã bật được một thời gian có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể dụng cụ nấu không tương thích, linh kiện bên trong bếp hư hỏng, dòng điện không ổn định….
5.2 Cách khắc phục
Có thể sửa bếp từ tại nhà đơn giản bằng cách khắc phục từng nguyên nhân trên. Hãy sử dụng xoong nồi phù hợp với bếp từ, kiểm tra và bảo trì các linh kiện bên trong bếp thường xuyên để kịp thời thay thế và sửa chữa. Cuối cùng hãy kiểm tra bộ nguồn có đang hoạt động hiệu quả không.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp cho bạn một số các lỗi và mã lỗi thường gặp trên chiếc bếp từ. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thể dễ dàng sửa bếp từ tại nhà nhanh chóng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào đừng quên liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé!