Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Với cuộc sống hiện đại như ngày nay, bếp từ đang dần trở thành cánh tay phải đắc lực của các bà nội trợ. Tuy nhiên, sẽ có lúc chiếc bếp từ của bạn bỗng đình công, không hoạt động khiến bạn lo lắng, hoang mang. Cùng chúng tôi đón đọc bài viết dưới đây nhé.
Bếp từ là gì?
Trước hết, cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về bếp từ. Bếp từ là thiết bị nhà bếp thông minh được dùng để nấu chín thức ăn. So với dòng bếp gas truyền thống, bếp từ không sinh ra các khí gas độc hại nên an toàn và thân thiện với người tiêu dùng. Tùy vào số vùng nấu trên mặt bếp mà có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn bếp từ 1 vùng nấu được gọi là bếp từ đơn, 2 vùng nấu được gọi là bếp từ đôi và bếp 3 từ, bốn từ….
Nguyên tắc hoạt động của bếp từ cũng tương đối đơn giản. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì bếp hoạt động dựa trên sự truyền nhiệt vào đáy nồi nhiễm từ. Toàn bộ nhiệt năng sẽ được truyền đến đáy nồi mà không có sự thất thoát nhiệt ra bên ngoài như các dòng bếp gas. Do vậy, sử dụng bếp từ có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và điện năng tiêu thụ.
Các cách khắc phục lỗi và sửa bếp từ tại nhà đơn giản và nhanh chóng
Bếp từ phát sinh lỗi có thể do nhiều yếu tố khác nhau, có thể đến từ cách sử dụng chưa đúng hoặc linh kiện bên trong bị hỏng. Việc hiểu rõ nguyên nhân là điều quan trọng vì sẽ giúp bạn tìm ra cách khắc phục dễ dàng. Dưới đây là một số lỗi thường thấy ở chiếc bếp từ mà bạn có thể tự sửa ngay tại nhà.
1. Bếp không nhận nồi
Bếp không hoạt động được mặc dù bạn đã khởi động bếp. Đó có thể là do nồi hay dụng cụ bếp không tương thích với chiếc bếp từ. Hoặc cũng có thể do kích thước quá nhỏ hay quá lớn so với vùng nấu của bếp. Do đó, hãy đảm bảo xoong nồi nhà bạn có đáy nhiễm từ, mang từ tính để có thể sử dụng chuyên dụng cho chiếc bếp từ đồng thời có kích thước phù hợp với bếp. Tốt hơn hết là lựa chọn những nồi chảo có đường kính trên 10cm.
2. Nguồn điện quá thấp hoặc quá cao
Một số model bếp từ trên thị trường được trang bị thêm tính năng cảnh báo khi điện áp không ổn định: quá cao hoặc quá thấp so với nguồn điện định mức tiêu chuẩn. Do đó, để khắc phục, hãy tắt bếp và kiểm tra nguồn điện, có thể sử dụng thêm ổn áp để làm dòng điện ổn định hơn. Sau khi đảm bảo nguồn điện phù hợp, bật lại bếp và nấu nướng như bình thường.
3. Mặt kính quá nóng, bếp ngừng hoạt động
Trong trường hợp bạn sử dụng bếp trong thời gian dài hoặc để chế độ công suất quá cao, nhiệt độ quá lớn thì sẽ xuất hiện lỗi bếp từ không hoạt động tiếp được. Để khắc phục, hãy hạ nhiệt độ của bếp hoặc thậm chí tắt bếp để nguội một thời gian, có thể sử dụng quạt ngoài trong 15 phút để làm giảm nhiệt độ bếp.
4. Board mạch bị lỗi
Khi bếp từ kêu liên tục, màn hình bảng điều khiển bị đơ không hoạt động thì có thể nguyên nhân đến từ việc linh kiện bên trong bếp bị hở, bị chập mạch, không thể kết nối. Với những lỗi như thế này, bạn không nên tự ý sửa chữa mà có thể tìm đến các trung tâm sửa chữa đồ điện máy, điện lạnh gia dụng uy tín để sửa chữa sự cố.
Trên đây là một số lỗi thường gặp và cách khắc phục tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng mỗi khi chiếc bếp có lỗi hỏng hóc. Hy vọng thông qua bài viết sẽ phần nào giúp bạn giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, nếu gặp những sự cố liên quan đến linh kiện bên trong thì tốt hơn hết vẫn là tìm đến các cơ sở uy tín để sửa chữa nhé!