Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Khác với bếp gas thì bếp từ trang bị bảng điều khiển màn hình LED nên dễ theo dõi hoạt động hơn. Thiết bị này không thể tránh khỏi khi dùng sẽ xuất hiện lỗi trên bảng điều khiển. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn một số cách sửa bếp từ hiệu quả giúp khắc phục các lỗi một cách triệt để.
1. Các lỗi hay gặp ở bếp từ
Tùy vào từng nhà sản xuất cũng như từng model sản phẩm mà có các lỗi bếp từ như sau:
- E0: là lỗi bếp không diện được nồi hoặc do nồi không tương thích. Cái này không cần sửa bếp từ mà chỉ cần lưu ý chọn loại nồi có đáy từ phù hợp. Hoặc bạn chưa đặt nồi lên bếp mà đã khởi động sản phẩm hoặc đang nấu mà lại nhấc lên cũng vậy.
- E1: Là lỗi bếp từ quá nhiệt xảy ra khi bộ phận tả nhiệt của bếp gặp phải vấn đề trục trặc.
- E2: Khi nguồn điện quá mạnh, dòng điện không tương thích công suất bếp sẽ xảy ra tình trạng lỗi này.
- E3 thì là do điện áp quá yếu khiến bếp không hoạt động ổn định được, khi có nhiều thiết bị công suất lớn cùng hoạt động.
- E4: nhiệt nồi quá cao hoặc xảy ra do quá tải điện năng
- E5 là lỗi mà trở cảm biến bếp quá nhiệt bởi vì dùng sai cách
- E6 là lỗi do nhiệt đáy nồi hoặc cảm biến nhiệt hỏng, sẽ xuất hiện cùng cảnh báo.
- EF thì là do đáy nồi quá ướt làm bếp không hoạt động được.
Dù vậy thì các mã lỗi này cũng chỉ mang tính tham khảo. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng nhà sản xuất để biết được chi tiết về mã lỗi cụ thể thì mới biết cách sửa bếp từ được. Hầu hết khi mua mọi dòng bếp thì đều có hướng dẫn sử dụng đi kèm, trong đó sẽ có đề cập đến các mã lỗi. Khi mã lỗi xuất hiện trên màn hình thì tra sách hướng dẫn này để tìm ra nguyên nhân chính xác và biết được cách khắc phục.
2. Hướng dẫn cách sửa bếp từ hiệu quả
Bạn nên chú ý đến một số điểm như sau là:
- Cần đảm bảo là nồi tương thích với bếp, nên đặt đúng nồi lên vị trí nấu, cần kiểm tra xem đáy xoong nồi và mặt bếp có bám bẩn hay dính nước không. Khi mặt kính bếp từ vỡ hay đáy nồi biến dạng thì không nên dùng, cũng nên chọn sản phẩm có độ bằng phẳng.
- Nhiều khi sửa bếp từ đơn giản là khởi động lại bếp. Bạn chỉ cần tắt nguồn bếp, rút ổ cắm và chờ khoảng 1 phút. Sau đó thao tác lại và bật nguồn khởi động lại bếp. Thấy bếp chưa hoạt động thì có thể kiểm tra kết nối của bếp đến nguồn điện cũng như dây dẫn. Khi phát hiện vết nứt, đứt hay có dấu hiệu dây điện bị cháy nên liên hệ thợ sửa để thay thế kịp thời.
- Khi đã thực hiện các phương pháp sửa bếp từ tại nhà này mà vẫn không giải quyết được vấn đề thì nên liên hệ với nhà sản xuất cũng như đơn vị bảo hành, nhà phân phối để được hỗ trợ. Khi không có kinh nghiệm lưu ý không nên tự sửa tại nhà vì có thể gây nguy hiểm hay làm hỏng hóc nặng hơn.
3. Một số lưu ý khi dùng bếp từ hạn chế lỗi
- Không nên để nước tràn ra bếp dù bếp có tính năng chống trào.
- Luôn lau khô nồi trước khi nấu bởi khi có nước trên bếp dễ gây ra chập, cháy vô cùng nguy hiểm.
- Khi vệ sinh bếp từ nên dùng khăn ẩm cũng như đồ vệ sinh chuyên dụng giú đảm bảo hiệu quả.
- Dùng mức nhiệt vừa đủ, hợp lý trong lúc nấu nướng.
- Không dùng chung ổ cắm của bếp từ với tủ lạnh, lò vi sinh…bởi có thể gay ra quá tải.
- Không cố sử dụng khi mà bếp bị chập chờn. Nên tìm nguyên nhân và sửa bếp từ trước rồi mới nên dùng tiếp.
- Mặt kính bếp bị nứt thì nên thay mới rồi mới dùng để tránh nguy hiểm khi nấu.
Trên đây Web So Sánh đã chỉ ra một số mã lỗi hay gặp cũng như hướng dẫn cách khắc phục. Bếp từ cấu tạo tương đối phức tạp, nếu không thể chủ động xử lý tại nhà thì nên liên hệ với nhà sản xuất hay thợ để được hỗ trợ sửa bếp từ nhé!