Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Asus Pad Transformer TF101
Ưu điểm
Hiệu năng tốt trên nền tảng Nvidia Tegra 2.
Thiết kế nhẹ hơn và bắt mắt.
Thời lượng pin sử dụng lên đến 16 giờ.
Nhược điểm
Màn hình cảm ứng thỉnh thoảng bị “treo” khi kết nối với bàn phím ngoài.
Asus Transformer Pad TF300
Ưu điểm
Thiết kế sang trong, bắt mắt
Chip đồ họa Tegra3 cực mạnh
Màn hình Super IPS siêu nét
Nhược điểm
Bàn phím rời có kích thước hẹp, bất tiện khi đánh máy
Camera sau không hỗ trợ đèn flash
Độ trễ màn hình khá lâu
So sánh thiết kế
EeePad Transformer có vỏ ngoài được làm bằng kim loại màu đồng khá bắt mắt; kích thước 12.98mm và trọng lượng 680g. Khi kết hợp với bàn phím, trọng lượng của máy khoảng 1,3kg, tương đương với một netbook.
Cạnh trái của ASUS EeePad Transformer là công tắc nguồn, nút điều khiển âm lượng, jack cắm tai nghe, cổng mini HDMI và microSD, một cổng giao tiếp để cắm vào bàn phím. Bàn phím đi kèm máy cũng được trang bị hai cổng USB và một khe SDHC.
Thiết kế mang đặc trưng của dòng Transformer, cùng hoa văn sang trọng. Phần thân nhựa của Asus Transformer Pad TF300 rất chắc chắn. Asus Transformer Pad TF300 có khối lượng là 635g, kích thước 263 x 180,8 x 9,7mm
So sánh màn hình, camera và loa
EeePad Transformer TF 101 được trang bị màn hình IPS được làm từ kính cường lực và chống trầy xước, góc nhìn khá rộng (178⁰), kích thước 10.1 inch, độ phân giải 1280 x 800 pixel, cho góc nhìn rất rộng và đáp ứng tốt các thao tác “chạm” đa điểm. Tuy nhiên khi kết nối với keyboard, màn hình của EeePad trở nên kém nhạy hơn một chút. Bàn phím ảo trên máy khá khó thao tác.
Asus EeePad Transformer TF101có camera sau 5MP, không được trang bị đèn flash và camera trước 1.2MP, nhưng hình ảnh và màu sắc hiển thị khá mờ nhạt, video 720p cho chất lượng chưa được như mong đợi.
Loa đi kèm máy cho chất lượng âm thanh khá tốt, cổng HDMI 1.3a có thể kết nối với HDTV và hệ thống âm thanh vòm 5.1, mang một đến trải nghiệm đa phương tiện đỉnh cao cùng tích hợp công nghệ âm thanh SRS cung cấp trải nghiệm âm thanh nổi 3D năng động.
Cũng như phiên bản đầu, Transformer Pad TF300 có các thông số về màn hình tương đương khi thiết bị sử dụng công nghệ nền Super IPS và cho góc nhìn 178 độ; màn hình 10 inch, tỷ lệ 16:10, độ phân giải 1.280 x 800 pixel. Màn hình Pad TF300 bị lóa khi sử dụng dưới đèn điện ánh sáng mặt trời.
Trong khi đó camera trên Pad TF300 được nâng cấp đáng kể, camera sau 8.0 MP (f/2.2, 3.264×2.448 pixel) với chế độ tự động lấy nét nhanh, chip cảm biến CMOS đem đến những bức ảnh có màu sắc trung thực, bắt sáng tốt; camera trước 1.2 MP (f/2.4, 1.280×960 pixel), cảm ứng đa điểm, góc nhìn rộng, bảng điều khiển được đặt ở vị trí thuận tiện cho khả năng thao tác nhanh, chụp ảnh hay quay video cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, chất lượng ảnh chụp ban đêm của Asus Transformer Pad TF300 không được tốt do không được trang bị đèn flash; điểm ảnh và font chữ bị vỡ khá nhiều khi phóng to; màn hình bị lóa khi sử dụng dưới ánh sáng mặt trời.
Transformer Pad TF300 được trang bị công nghệ SonicMaster của Asus mang đến chất lượng âm thanh tốt, chi tiết, âm bass và treble đầy đủ. Việc Loa ngoài được đặt ở vị trí dễ bị che khuất khi cầm trên tay, cũng là nhược điểm của dòng máy tính bảng này.
So sánh hiệu năng và phụ kiện
Asus EeePad Transformer TF101 chip lõi kép nền tảng Nvidia Tegra 2 cho tốc độ xử lý tốt, có độ trễ nhưng không đáng kể; hệ điều hành Android 3.0 Honeycomb, hỗ trợ Adobe Flash 10.2; cùng giao diện mặc định khá bắt mắt, có tính năng thay đổi theo dung lượng pin của máy và các thao tác của người dùng.
Thiết bị được đi kèm bàn phím ngoài dạng Chicklet, tích hợp với bàn phím chuẩn QWERTY, được kết nối qua một đầu cắm 40pin, có nhiều phím tắt, gõ êm, chuột cảm ứng kết hợp với Polaris Office cho khả năng tính toán cao, mang đến cảm giác thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên thiết kế phím Shift bên phải chưa thực sự hợp lý.
Transformer TF101 còn được trang bị một TouchPad kích thước 3.2 x 1.5 inch, nhưng đây không phải là TouchPad cảm ứng đa điểm nên các thao tác còn khá hạn chế. Transformer TF101 cũng vấp phải đểm trừ, bàn phím ngoài thỉnh thoảng bị “treo” khi kết nối với thiết bị gây bất tiện cho người sử dụng và làm dán đoạn công việc.
Bàn phím Docking cũng giúp kéo dài thời gian sử dụng của EeePad Transformer TF101 từ 9.5 giờ lên đến 16 giờ.
Dock – bàn phím rời đi kèm Pad TF300 đáng chú ý với tính năng hỗ trợ thêm pin 16,5Wh
Transformer Pad TF300 sử dụng vi xử lý Tegra 3 Quad-core (1,2GH), tốc độ truy xuất dữ liệu và đồ họa 3D đạt 4.068 điểm. Thiết bị chạy hệ điều hành Android phiên bản Ice Cream Sandwich 4.0 với hơn 500,000 game và ứng dụng độc đáo (hầu hết là ứng dụng miễn phí) giúp người dùng thỏa sức trải nghiệm; cho phép trình duyệt Web dễ dàng; nhưng RAM 1GB, Transformer Pad TF300 không phù hợp với việc chạy nhiều ứng dụng một lúc, nhất là với những phần mềm “ngốn” RAM nhiều như torrent, các game đồ họa hành động như BackStab HD, E.Warrios 2.
Dock bàn phím rời đi kèm Transformer Pad TF300 được thiết kế nhỏ gọn; đáng chú ý, Dock với tính năng hỗ trợ thêm pin 16,5Wh tương đương 50% thời gian sử dụng, có thể cung cấp pin mở rộng, tăng thời lượng sử dụng cho Transformer Pad TF300 lên hơn 15 giờ.
Transformer Pad TF300 có cổng micro HDMI, micro SD; khe cắm sim 3G; pin lithium polymer 22Wh, thời gian sử dụng của Transformer Pad TF300 khoảng 10 giờ, thời gian xạc pin cực nhanh, khoảng 125 phút.
Đặc biệt, kết nối thuận tiện với Dock giúp Transformer Pad TF300 xử lý công việc văn phòng như Polaris Office 3.0 một cách hoàn hảo và không kém một chiếc laptop.