Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Quá tải lactose trong sữa mẹ là hiện tượng thường bị chẩn đoán nhầm với bất dung nạp lactoese dẫn đến việc bé không được tiếp tục bú mẹ mà chuyển sang dùng sữa công thức cho trẻ không dung nạp lactose. Dưới đây là cách phân biệt 2 hiện tượng này mà các mẹ cần biết để có cách khắc phục hợp lý:
Lactose là gì?
Quá tải và bất dung nạp lactose là 2 hiện tượng thường bị chẩn đoán nhầm
Lactose là thành phần đường carbohydrate của sữa mẹ và chiếm 7% trong sữa mẹ.Lactose là quan trọng đối với sức khỏe của bé. Nó hỗ trợ trong sự hấp thu canxi (cần cho sự phát triển xương và nhiều chức năng hoạt động khác của cơ thể và phốtpho (cần cho não) và hỗ trợ sự phát triển của “vi khuẩn có lợi” (lợi khuẩn) trong đường ruột.
Quá tải lactose còn được gọi là suy chức năng men lactase – một vấn đề phổ biến, ngay cả ở bé bú mẹ, nếu bé không được cho bú đúng cách.Trẻ có biểu hiện quá tải lactose (sữa mẹ hoặc sữa bột trẻ em) thường không được chẩn đoán đúng, hoặc bị chẩn đoán nhầm là đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, trào ngược, bất dung nạp lactose, dị ứng đạm sữa,…
Phân biệt quá tải lactose và bất dung nạp lactose
Quá tải lactose thường gặp ở những bé từ 3 đến 6 tháng tuổi với những triệu chứng sau:
-Phân lỏng xanh, bắn ra lượng lớn và lực lớn, nhiều hơn, nhiều bọt, mùi chua
-Đầy hơi, xì hơn nhiều quá mức
-Phân có tính axit cao, gây hăm tã kéo dài
-Khó chịu / la khóc/ không ngủ vào một số thời điểm nhất định trong ngày
-Bé vẫn tăng cân tốt theo chuẩn
-Bé có kèm các biểu hiện của ăn quá no (trớ sữa)
-Bé có mọi biểu hiện của một em bé bú đủ (số lượng tè, tăng cân, màu da, hoạt động), ngoài trừ biểu hiện muốn bú liên tục.
Bất dung nạp lactose trong sữa mẹ là hiện tượng hiếm xảy ra và nếu có thì chủ yếu ở bé sinh non rất sớm sau khi sinh với những dấu hiệu sau:
– Phân lỏng xanh, bắn ra lượng lớn và lực lớn, nhiều hơn, nhiều bọt, mùi chua
– Đầy hơi, xì hơn nhiều quá mức
– Phân có tính axit cao, gây hâm đỏ da quanh hậu môn
– Khó chịu / la khóc/ không ngủ vào một số thời điểm nhất định trong ngày
– Bé ốm yếu, không tăng cân hoặc giảm cân
– Bé có kèm các biểu hiện của trào ngược như nôn trớ liên tục
Như vậy cha mẹ nên dựa vào những dấu hiệu trên để xem con mình thật sự bị quá tải hay bất dung nạp lactose trong sữa mẹ. Trong trường hợp bé thật sự bị bất dung nạp lactose trong sữa mẹ thì mới cần sử dụng sữa bột chuyên dụng. Nếu bé chỉ bị quá tải lactose trong sữa mẹ thì mẹ nên tiếp tục cho bé bú vì đây không phải là bệnh lý mà chỉ là tình trạng mất cân đối dinh dưỡng do bé bú được lượng sữa chứa nhiều lactose. Trong trường hợp này mẹ nên vắt bớt sữa đầu, chờ bé bú cạn một bên vú và bé tự nhả ti mới đổi sang bên khác.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam