Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Quá tải lactose trong sữa mẹ là một trong những biểu hiện có thể gặp phải ở những bé từ 3 đến 6 tháng tuổi. Khi bé bị quá tải lactose trong sữa mẹ, nhiều mẹ đã vội vàng cắt sữa mẹ và thay thế bằng sữa bột cho các bé bất dung nạp lactose. Tuy nhiên, cách này là không cần thiết và không đúng, dưới đây là điều mà các mẹ có con bị quá tải lactose trong sữa mẹ cần làm để khắc phục tình trạng này mà bé vẫn nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất:
Biểu hiện quá tải lactose trong sữa mẹ
Quá tải lactose sữa mẹ thường bị chẩn đoán nhầm là bất dung nạp lactose sữa mẹ
Lactose là thành phần đường carbohydrate của sữa mẹ và chiếm 7% trong sữa mẹ.Lactose là quan trọng đối với sức khỏe của bé. Nó hỗ trợ trong sự hấp thu canxi (cần cho sự phát triển xương và nhiều chức năng hoạt động khác của cơ thể và phốtpho (cần cho não) và hỗ trợ sự phát triển của “vi khuẩn có lợi” (lợi khuẩn) trong đường ruột.
Quá tải lactose còn được gọi là suy chức năng men lactase – một vấn đề phổ biến, ngay cả ở bé bú mẹ, nếu bé không được cho bú đúng cách với các triệu chứng sau:
– Phân lỏng xanh, bắn ra lượng lớn và lực lớn, nhiều hơn, nhiều bọt, mùi chua
– Đầy hơi, xì hơn nhiều quá mức
– Phân có tính axit cao, gây hăm tã kéo dài
– Khó chịu / la khóc/ không ngủ vào một số thời điểm nhất định trong ngày
– Bé vẫn tăng cân tốt theo chuẩn
– Bé có kèm các biểu hiện của ăn quá no (trớ sữa)
– Bé có mọi biểu hiện của một em bé bú đủ (số lượng tè, tăng cân, màu da, hoạt động), ngoài trừ biểu hiện muốn bú liên tục.
Làm gì khi bé bị quá tải lactose trong sữa mẹ
Cho bé bú đúng cách giúp khắc phục tình trạng quá tải lactose sữa mẹ
Khác với bú sữa công thức bằng bình, bé cần bú mẹ bằng khớp ngậm đúng và bú theo nhu cầu để không bị quá tải lactose. Ngoài ra, bú sữa mẹ bằng bình cũng khiến bé dễ bị quá tải lactose vì sữa từ bình chảy ra liên tục, bé không thể không nuốt sữa theo phản ứng không tự nguyện, khiến bé bị tăng nguy cơ ăn no quá mức. Khi bé bú mẹ trực tiếp, sữa mẹ xuống từng ngụm nhờ động tác lưỡi vắt sữa như bú mẹ trực tiếp, và bé có thể dừng bú khi bé muốn dừng.
Ngoài ra, khi mẹ chủ động đổi bầu vú quá sớm để mong bé bú đều cả hai bên, sẽ có hiện tượng bé bú nhiều “sữa trước” hơn là để bé chủ động bú một cách tự nhiên. Khi bé bú mẹ hoàn toàn bị quá tải lactose, vấn đề thường nằm ở mất cân bằng “sữa trước – sữa sau”, gần như không liên quan đến cách ăn uống của người mẹ. Như vậy, khi bé bú bình hoặc bú mẹ không đúng cáchbé nhận được nhiều đường hơn nhu cầu, nhiều hơn lượng men lactase tương ứng và khả năng tiêu hoá của đường ruột. Lượng đường không hấp thụ hết sẽ được thải ra phân, trường hợp đường này có nhiều trong phân có thể làm hình thức phân xanh, lỏng hơn, có bọt, có mùi chua.. do vi khuẩn đường ruột lên men trong lactose không tiêu này khi phân đi trong ruột già, không phải là rối loạn tiêu hoá hay tiêu chảy.
Như vậy, trong trường hợp này các mẹ không nên cho con uống men tiêu hóa vì men tiêu hóa chỉ làm cho phân lên men nhiều hơn, bọt nhiều hơn, axit nhiều hơn, hăm tã nặng hơn. Hơn nữa, vì “công thức % lactose” trong sữa mẹ là tương đối ổn định, do đó, quá tải lactose không phải là do khẩu phần ăn của mẹ. Cho dù mẹ ăn ít hay nhiều đường, lượng đường trong sữa mẹ vẫn ổn định.Ngay cả khi con bị “quá tải lactose” mẹ cũng không phải kiêng “bột đường” như nhiều người lầm tưởng. Để khắc phục tình trạng quá tải lactose ở bé bú mẹ không giống với các bé uống sữa bột trẻ em, trong trường hợp này các mẹ cần làm những việc sau:
– Chờ bé bú cạn một bên vú và bé tự nhả ti mới đổi sang bên khác.
– Cho bé bú 2 cữ liên tục cùng một một bên ti rồi mới đổi bên (và chỉ vắt vợi bên không bú, để tránh cương sữa, đối với mẹ thừa quá nhiều sữa
– Cho bé bú mẹ trực tiếp hoàn toàn từ sơ sinh
– Chỉ chi ti sữa mẹ bằng bình những cữ bú thật sự cần thiết để con chủ động ngưng bú khi no, và hưởng mọi lợi ích khác của việc bú mẹ trực tiếp
– Ngay cả khi cần thiết phải ti mẹ bằng bình, không cố cho bé bú quá no
– Mẹ ăn uống cân đối và phong phú, không giảm sữa bằng cách dùng các loại thuốc hay thảo dược cai sữa.
– Kiểm tra phân con chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng, ít bọt hơn… và hiện tượng hăm tả của bé cũng giảm đi rõ rệt, là khi việc điều chỉnh “giảm tải” đã có hiệu quả.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam