Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sữa đậu nành là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe con người. Đậu nành và sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Nhờ vậy mà đậu nành được khuyến nghị sử dụng để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm có liên quan đến dinh dưỡng và lối sống như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… Ngoài ra, dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega3, omega6 rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần tránh những cách uống sữa đậu nành sau đây để phát huy tối ưu tác dụng của nguồn thực phẩm này và không gây ra sự phản tác dụng gây hại cho sức khỏe:
Sử dụng sữa đậu nành cùng với trứng gà
Không nên sử dụng trứng gà cùng với sữa đậu nành
Nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là một thói quen không khoa học. Nguyên nhân là vì sữa đậu nành vị ngọt, tính bình, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất béo, protein thực vật, vitamin, các loại khoáng chất…Sử dụng một mình đã có tác dụng bồi bổ rất tốt vì vậy không nên kết hợp với một loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có chất Parenzyme, khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ khiến thành phần dinh dưỡng của trứng gà và sữa đậu nành bị giảm hẳn.
Uống sữa đậu nành cùng đường đỏ
Thông thường, mọi người vẫn nghĩ rằng có thể cho bất cứ loại đường nào vào sữa đậu nành để tạo vị ngọt. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Bạn không nên cho đường đỏ vào để làm ngọt sữa đậu nành axit hữu cơ trong đường đỏ và protein trong sữa đậu nành kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất kết tủa, làm hỏng các thành phần dinh dưỡng, đồng thời cũng không tốt cho sức khoẻ. Thay vào đó, hãy sử dụng đường trắng để có cốc sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng.
Uống sữa đậu nành khi đói
Không nên uống sữa đậu nành khi đói
Nếu bạn uống sữa đậu nành với chiếc dạ dày trống rỗng, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể nên chúng không phát huy tác dụng bồi bổ cơ thể. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp… Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
Ngoài ra, bạn không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày, bởi cơ thể sẽ phải tiêu hoá protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài… Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
Uống sữa đậu nành chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất độc, dễ gây trở ngại cho quá trình chuyển hoá protein, từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ độc. Cách để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc là đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C. Ngoài ra, trong lúc nấu sữa đậu nành, bạn nên mở nắp vung để các chất có hại trong sữa đậu có thể theo khói tản ra ngoài.
Giữ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Trong sữa đậu nành có chất có thể tẩy trôi các chất cặn bám trong thành bình giữ nhiệt. Ngoài ra, vi khuẩn rất dễ sinh sôi và phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Sau 3-4 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường sữa đậu nành mới bị biến chất và có vị chua. Khi sữa đậu nành có vị chua thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng nữa vì nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
H.T
Nguồn: tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam