Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ống nghe y tế đang ngày càng phổ biến, không chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực y tế và thú y mà cả những người dân bình thường thì ống nghe y tế cũng đang ngày càng phổ biến do nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tại nhà càng nhiều hơn.
Với những người hoạt động trong lĩnh vực y tế thì đã có nhiều kiến thức để có thể lựa chọn cho công việc của mình một chiếc ống nghe tốt nhất, nhưng với những người chưa có nhiều kiến thức về y tế thì khó có thể mua cho mình một chiếc ống nghe tốt, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Dưới đây chúng tôi tổng hợp những lời khuyên từ phía các bác sĩ và những người có kinh nghiệm mua và sử dụng ống nghe y tế:
Cấu tạo của ống nghe y tế
Mọi ống nghe đều gồm 3 phần
Mọi ống nghe y tế đều có 3 thành phần cơ bản là:
– Tai nghe (bộ phận đưa nhịp nghe vào tai người nghe)
– Dây nghe (Bộ phận truyền âm từ mặt nghe đến tai nghe)
– Mặt nghe (bộ phận áp trực tiếp vào cơ thể người đo để nhận những tín hiệu từ người bệnh)
Đối với nhu cầu khám chữa bệnh bình thường thì ống nghe chỉ cần đảm bảo 3 bộ phận đó, tuy nhiên với những ống nghe cao cấp hơn hoặc những ống nghe điệnt tử thì có thể có thêm một vài chức năng khác nữa.
Chú ý đến tai nghe
Tai nghe là một trong những phần rất quan trọng cần phải hết sức chú ý trong khi mua ống nghe y tế. Tai nghe có thể có nhiều loại, bọ vỏ cứng, hoặc là cao su mềm, nhưng cần thiết phải chú ý đến những điểm sau:
– Nên mua loại tai nghe có những kích thước phù hợp với tai của người thường xuyên sử dụng ống nghe y tế đó (người mua có thể trực tiếp thử trên tai của mình), ngoài ra nên mua loại có nhiều kích cỡ tai nghe khác nhau, có thể dễ dàng thay đổi khi có những người khác nhau sử dụng.
– Có thể thay đổi góc độc khi đo mạch, vì không phải lúc nào người bệnh cũng trong một tư thế cố định, chính vì thế việc lựa chọn chiếc tai nghe có thể thay đổi góc nghe khác nha trong quá trình đo sẽ thích hợp và cơ động hơn (người dùng có thể trực tiếp thử kiểm tra khi mua)
– Nên chọn mua loại ống nghe có tai nghe có khả năng lọc tạp âm tốt, tránh ảnh hưởng của môi trường bên ngoài vào quá trình nghe mạch của người đo, đặc biệt là với những người thường xuyên làm trong môi trường ồn ào trong bệnh viện. Loại ống nghe mềm, có màng thường là những tai nghe có khả năng cách âm rất tốt.
Chú ý đến mặt nghe của ống nghe
Mặt nghe có màng lụa sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn
Ống nghe có 2 loại là ống nghe một mặt và ống nghe 2 mặt:
– Ống nghe một mặt: Được tích hợp tính năng nghe âm tần số kép trên cùng một mặt với việc sử dụng chuông nghe (tần số thấp) và đĩa nghe (tần số cao)
– Ống nghe hai mặt: Với ống nghe hai mặt đòi hỏi trong quá trình đo, phải nghe những âm tần số cao tại một mặt và lật sang mặt còn lại để đo những âm nghe có tần số thấp.
Kích thước của mạch nghe cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nghe mạch:
– Đối với những người trưởng thành thì mặt nghe đường kính 35mm sẽ cho chất lượng nghe tốt nhất
– Với những trẻ nhỏ, thì mặt nghe đường kính 25mm sẽ cho việc nghe nhịp mạch tốt hơn
– Đối với những bác sĩ thường xuyên sử dụng ống nghe thì mặt nghe kích thước 45mm là sự lựa chọn tuyệt vời.
Mặt nghe thường làm bằng kim loại nên trong mùa đông thường làm cho người bệnh khá khó chịu mỗi lần đo mạch, vì thế nên chú ý mua lọa mặt nghe được phủ bởi lớp lụa mỏng sẽ mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái hơn.
Chú ý đến dây nghe
Dây nghe PVC sẽ cho chất lượng nghe tốt
Dây nghe của ống nghe thường có độ dài từ 56cm đến 71cm, tùy theo kích thước cơ thể của người dùng mà có thể lựa chọn loại kích thước phù hợp cho mình.
Cần thiết phải chú ý đến chất liệu làm dây nghe, vừa đảm bảo khả năng truyền âm tốt, vừa bền lâu. Theo nghiên cứu, thì có một phần trăm không nhỏ người bệnh bị dị ứng với cao su nguyên chất, vì thế, các ống nghe thường tránh loại vật liệu này, mà thay vào đó nên sử dụng chất liệu PVC.
Các dây nghe có 2 loại:
– Dây nghe đơn nòng (chỉ có duy nhất một ống truyền âm)
– Dây nghe 2 nòng (dây nghe gồm hai ống, một ống bên trong và một ống phủ bên ngoài
Ống nghe hai nòng thường cho chất lượng âm tốt hơn, vì việc truyền âm do ống bên trong đảm nhận, ống ngoài là để cách những tạp âm của môi trường bên ngoài.
Dây nghe có bán kính càng lớn (trong giới hạn) thì chất lượng âm thanh càng tốt.
Nên mua ống nghe thường hay ống nghe điện tử?
Một loại ống nghe điện tử thông minh
Nhiều người hoạt động lâu trong lĩnh vực y tế thì đã có thể phân biệt những mạch cao tần và tần số thấp, phân biệt được mạch của tim, phổi, của vùng bụng…những người đã có kinh nghiệm như thế thì nên mua những ống nghe y tế truyền thống, sẽ có chất lượng cũng như kết quả được chính xác hơn rất nhiều.
Với những người không chuyên trong lĩnh vực y tế, hoặc mới bắt đầu thực hành nghe đo nhịp mạch, cũng như những sinh viên nghành y, những y tá thì những chiếc ống nghe điện tử sẽ thích hợp hơn vì nó có khả năng phân biệt những mạch cao tần và thấp tần, cũng như những mạch của tim, phổi hay nhịp vùng bụng…ngoài ra nó còn cho phép truyền dữ liệu điến máy tính thông qua bluetooth hay wifi, sẽ rất tiện dụng cho người đo theo dõi tình trạng của bệnh .
Nhìn chung, trên thị trường có rất nhiều loại ống nghe y tế cho người dùng có thể tha hồ lựa chọn, với những gợi ý trên mong rằng các bạn có thể mua cho mình chiếc ống nghe y tế tốt nhất cho nhu cầu củ mình.
O.N