Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tết Âm lịch chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới. Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới luôn được ăn mừng bằng các tràng pháo hoa tuyệt đẹp. Không ít nhiếp ảnh gia tận dụng thời điểm này để ghi lại hình ảnh độc đáo mà mỗi năm chỉ diễn ra một lần. Dù vậy, các ý tưởng chụp sao cho đẹp và cách để chụp lại là điều không phải dân nghiệp dư nào cũng biết.
Phương pháp chụp pháo hoa thông thường mọi người vẫn sử dụng đó là phơi sáng lâu. Nhưng thực tế để có được những tấm hình ưng ý thì cần thêm vài kỹ năng chụp khác.
Ảnh pháo hoa được thưc hiện không dùng chân máy
Mục đích chính của chụp ảnh pháo hoa của một số nhiếp ảnh gia không phải để nắm bắt được những vệt sáng dài khi phơi sáng lâu, mà là để có được những tấm hình càng gần với hình ảnh mà mắt người nhìn thấy trong mỗi lần bắn. Thông thường các nhiếp ảnh thường sử dụng chân máy để có được chất lượng ảnh tốt mà không bị rung bởi tốc độ màn trập thấp. Nhưng cũng có người không cần phải dùng chân máy, với cách chụp này người chụp cần phải đẩy ISO lên cao hơn.
Thông thường các nhiếp ảnh thường sử dụng chân máy để có được chất lượng ảnh tốt
Lời khuyên của họ là sử dụng máy Nikon D600 có cảm biến full-frame cùng dải ISO cao. Họ đặt chế độ Auto ISO với mức ISO tối đa là 5000. Mặc dù ISO tối đa của nó là 6400 nhưng không cần thiết phải đẩy lên cao như vậy. Bởi ánh sáng của pháo hoa sẽ liên tục đi qua ống kính nên tốt nhất hãy chọn ISO thấp hơn mức tối đa. ISO khi chụp sẽ dao động trong khoảng 250 đến 5000. Đương nhiên độ nhiễu của ảnh cũng xuất hiện trên nhiều hình ảnh nhưng nếu người chụp chỉ quan tâm đến khoảng khắc chụp mà không cần quan trọng quá về chất lượng hình ảnh thì hoàn toàn nên thử thực hiện.
Trong các tấm hình minh họa, nhiếp ảnh gia đã sử dụng ống kính Tokina 11-16mm F/2.8 (ống DX) đặt tiêu cự 16mm, khẩu độ f/2.8 và để máy trong chế độ Manual. Tốc độ màn trập được thiết lập ở 1/30s.
Ảnh pháo hoa
Đặt chế độ M bởi việc căn nét của ống kính khi ánh sáng thay đổi liên tục từ những chum pháo hoa rực rỡ cho tới thời điểm bầu trời tối khi chờ đợt bắn tiếp theo sẽ gây ra sự nhầm lẫn cho AF trên máy ảnh. Vì thế, khi chụp nên thiết lập điểm căn nét trong vài lượt bắn đầu tiên và sau đó tiếp tục căn nét ở vị trí đó nhờ nút khóa AE/AL bên cạnh kính ngắm. Điều này sẽ đảm bảo mỗi lần chụp liên tiếp sẽ được căn nét chuẩn. Với một ống kính góc rộng thì khoảng cách thông thường để lấy được toàn cảnh pháo hoa thường sẽ căn nét ở vô cực.
Hạn chế độ nhiễu của hình ảnh bằng Lightroom
Để xử lý hết hiện tượng nhiễu trên ảnh, người chụp chỉ cần đưa hình ảnh vào Lightroom, làm tượng phản hoặc tô đen nền trời sẽ giúp pháo hoa trở nên nổi bật. Giảm độ nhiễu nên được thực hiện với tab Luminescence tùy chọn của người dùng ở trong khoảng 20- 50.
Có thể, khi không sử dụng chân máy và đẩy ISO cao lên sẽ khiến nhiều người phàn nàn về độ sắc nét hoàn hảo của hình ảnh nhưng mọi người có thể lựa chọn giữa việc tha hồ thay đổi các góc máy và độ nhiễu của hình ảnh.
T.T(Theo Photographylife)