Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nikon D600 được thiết kế với cảm biến lớn được gói gọn trong một chiếc máy ảnh có giá rẻ hơn nhiều so với những dòng máy ảnh khung hình chuẩn trước.
Tuy nhiên, liệu chiếc Nikon D600 này có phải là bước đi đầu tiên đúng đắn đưa người dùng loại cảm ứng nhỏ hiện nay vào thế giới khung hình chuẩn? Trong khi Nikon nghĩ rằng mức giá máy ảnh 2000 USD, cảm ứng khung hình chuẩn của D600 sẽ tạo nên một lối đi riêng cho mình, thì cũng có rất nhiều máy ảnh cũng (và sẽ) có thể làm được điều tương tự. Có thể so sánh với chiếc D800, hay chiếc D7000, hay người tiền nhiệm của nó, D700. Và đó là những dòng máy bạn nên xem qua trước khi chúng ta so sánh với dòng máy Canon cũng trang bị khung hình chuẩn cho người dùng, chiếc Canon 6D.Thông số kỹ thuật của Nikon D600:
24.3 megapixelCảm ứng khung hình chuẩn39 điểm lấy nét (point AF)Tiêu cự 5.5 chụp liên tụcISO 100-6400 (mở rộng sang 25600)Video HD chuẩn (1080p cho 30/25/24p)Phủ ống ngắm 100% (trong phiên bản FX)Hợp kim Ma-giê trên và sauBảo vệ khỏi các tác nhân thời tiếtThiết kế và cấu tạo
Đến khi cầm tận tay chiếc D600, nhiều người vẫn không thể nào tin được Nikon có thể mang cảm ứng khung hình chuẩn vào chiếc máy ảnh Nikon D600 này. Chuyển từ sử dụng D3 và D800 sang D600 sẽ thấy D600 thực sự rất nhẹ khi cầm trên tay, có thể cũng tương đương với phiên bản DX của D7000. Đây cũng không hẳn là một điểm yếu, bởi chiếc D600 này nhằm vào đối tượng những người đam mê chụp ảnh luôn muốn mang chiếc camera theo mình, hơn là dân chuyên nghiệp được trả tiền để mang theo những chiếc máy chụp ảnh của họ.
Về mặt trọng lượng, D600 ngang tầm với những chiếc máy ảnh APS-C hơn là đại đa số các máy ảnh khung hình chuẩn. Bởi nó sở hữu mặt trên và mặt hông làm từ hợp kim ma-giê thay vì cả khung gầm, với chỉ 760g thì nó cũng không nặng lắm. Tuy nhiên, bấy nhiêu cũng đủ cho nó trở nên cứng cáp, thậm chí những bộ phận polycarbonate cũng vững chắc không như những sản phẩm DSLR kém chất lượng. Chiếc D600 sẽ không thể cầm cự được nếu bạn đóng đinh vào nó, nhưng ngoài việc đó ra thì tôi không có gì phải lo bởi nó có khả năng “chống chọi” với mọi hiểm họa trong quá trình sử dụng hằng ngày.
Và bởi vì chiếc D600 này được bảo vệ khỏi các tác nhân thời tiết giống những chiếc camera chuyên nghiệp như D800, bạn không cần phải ngại khi mang nó ra sử dụng mọi lúc, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Như với những chiếc Nikon DSLR khác, Nikon D600 được thiết kế với một chiếc đèn flash gắn trong, mặc dù không phải là đèn flash mạnh và linh hoạt nhất (nó không phải là đèn flash thay thế cho bộ phận đèn flash riêng), có thể trở nên rất hữu dụng cho việc chụp ảnh ngược sáng.Nó cũng có thể được dùng như một bậc thầy trong việc điều khiển nhại sáng rời không dây.
Khi chú ý tới các mặt của máy, D600 sẽ được dịp huênh hoang về khe thẻ nhớ SD đôi của mình. Điều này thực sự rất đặc biệt khi bạn chuyển từ dùng camera chỉ với một khe thẻ nhớ, bởi nay bạn có thể ngay lập tức sao lưu những bức ảnh mình chụp, hay dùng 1 thẻ nhớ cho chụp ảnh, thẻ còn lại để quay video, hoặc kết hợp hai thẻ làm tăng khả năng lưu trữ cho máy ảnh. Tôi cũng rất hài lòng với các bản lề bằng kim loại được gắn ở các cửa, thay vì những miếng nhựa rẻ tiền được sử dụng cho các dòng máy Nikon khác. Những điều tuy nhỏ nhưng lại làm nên sự khác biệt.
Những người sành nhiếp ảnh chắc hẳn cũng phá hiện ra Nikon D600 không có cổng kết nối PC phía trước. Trong khi một số người lên tiếng chê bai Nikon ở điểm này, đây không phải là một đặc điểm mà nhiều người, trong thực tế, sẽ chú ý đến.Tay cầm và điều khiển
Về mặt lý thuyết, chế độ autofocus của D600 là một bước thụt lùi so với D800; so với chế độ Multi-CAM 3500FX cấp tiến thì nó chỉ sử dụng mô-đun tự động lấy nét cảm ứng Multi-CAM 4800. Tuy nhiên, bạn không phải lo nó sẽ chập chạm trong việc lấy nét. Chắc chắn rằng, nó sẽ không được nhanh như người anh của mình, song nhìn chung cũng rất đáng tin dùng,thâm chí còn hơn thế.
Tuy vậy, chế độ tự động lấy nét của D600 vẫn có một số hạn chế rõ ràng như mật độ điểm lấy nét, hay nói khác hơn là thiếu mật độ. Cả 39 điểm lấy nét tự động ,9 trong số đó là những điểm lấy nét cộng (lấy nét theo cả đường dọc và ngang) đều được định vị ở trung tâm cảm ứng. Điều này sẽ làm bạn thấy rất hạn chế nếu bạn quen dùng những điểm lấy nét tự động trên một diện tích rộng hơn.
Điều này cũng có nghĩa, chế độ tự động lấy nét sẽ thể hiện tốt ở điều kiện ánh sáng thấp và thậm chí trong AF-C (chế độ lấy nét tự động liên tục).
Khi chọn chế độ chụp liên tiếp, D600 đã thể hiện đủ nhanh cho chế độ này. Trong khi tỉ lệ khung hình mỗi giây (fps) 5.5 không làm cho nó trở thành một chiếc máy chụp ảnh thể thao lý tưởng, nhưng bấy nhiêu có thể còn nhiều hơn những gì bạn cần khi sử dụng. Thế nhưng, bộ nhớ đệm được lấp đầy khá nhanh và người dùng thường phải chờ một lúc để D600 giải phóng bộ nhớ trước khi có thể xem lại những hình ảnh của mình. Điều này sẽ được thấy rõ khi chụp ảnh RAW + JPEG. Bộ đệm sẽ hoạt động tốt hơn nhiều ở chế độ 10.3MP DX, mặc dù tỉ lệ khung hình không thay đổi.
Chất lượng hình ảnh
D600 có khả năng tạo ra cho bạn những bức hình với chất lượng đáng kinh ngạc. Cảm biến 24.3 megapixel sẽ cho bạn rất nhiều độ phân giải, chính vì vậy bạn sẽ cảm nhận được tỉ lệ khung hình chuẩn thực sự.
Trong khi nhiều người vẫn nghĩ rằng chiếc camrera này kém hơn D800 về chỉ số pixel, cũng phải nhớ rằng nó vẫn hơn hẳn chiếc Canon EOS 5D Mark III. Nhiều người sẽ phản đối rằng vấn đề cần quan tâm ở đây là sự sắc nét mà độ phân giải mang lại từ một camera FX. Nó cũng đồng nghĩa với việc chỉnh sửa trên máy tính sẽ không quá cần thiết nữa.
Những tấm ảnh JPEG được tạo ra trong chiếc camera này là những tấm ảnh đẹp nhất mà tôi từng thấy, với vẻ tự nhiên được thể hiện tốt hơn nhiều so với những chiếc máy ảnh giá tốt khác khi chúng xử lí quá đà các bức hình của mình; màu sắc được thể hiện sống động và màu da cũng rất tự nhiên. Nhưng cho đến khi chụp những bức hình RAW mới là lúc D600 thực sự tỏa sáng. Những bức ảnh này vẫn giữ được chất lượng hình dù bị chỉnh sửa nhiều như kéo sáng, tối, đây thực sự là mộtminh chứng cho dải giá trị lộ sáng (dynamic range) lớn của chiếc D600.
Chụp trong ánh sáng thấp và ISO cao chính là những điều mà những chiếc camera với tỉ lệ khung hình chuẩn thể hiện tốt hơn những đối thủ cảm biến cụm của mình. Với dải ISO nguyên bản 100-6400, D600 chắc hẳn cũng sẽ thể hiện tốt ở điểm này.Bộ Ống kính
Bộ ống kính có thể mang lại cho bạn những giá trị uyệt với khi bạn mua một chiếc DSRL mới. Thêm vào đó nếu mua cùng ống kính D600 phiên bản 24-85mm f/3.5-4.5G ED AF-S VR chỉ tốn của bạn một phần so với mua riêng ống kính đó. Mặc dù chiếc máy ảnh này là sự lựa chọn hoàn hảo cho video, nó bao quát một phạm vi lớn và được trang bị chế độ giảm rung, điều này sẽ không được thể hiện khi dùng D600 chụp ảnh tĩnh.
Một vài người cho biế trải nghiệm đầu tiên với chiếc D600 là ống kính gắn liền khá thất vọng. Chỉ đến khi tháo ống kính này ra và thay vào đó là ống kính 50 mm 1.8, người dùng mới nhận ra tất cả là do ống kính, không phải là do chiếc máy ảnh Nikon D600 này. Nếu như bạn đang nghĩ đến việc tậu một chiếc D600, thì đừng để nó là ống kính duy nhất mà bạn có.
Thậm chí ngay tại góc rộng của dải zoom, tiêu cự f3.5 dường như khá buồn tẻ cho một chiếc DSLR tỉ lệ khung hình chuẩn, thiết bị mà bạn luôn muốn tận dụng khả năng thu sáng và các khoảng sâu tối của nó. Và khi bạn mua một ống kính 85mm f4.5, nó sẽ trở nên lung linh thực sự.
Quay Video
Những đoạn quay thử bằng D600 cho màu sắc rất đẹp, bối cảnh được khắc họa rất sắc nét. Microphone vòm gắn trong cũng đã làm rất tốt, mặc dù nếu bạn thực khắt khe với phần âm thanh của video, chắc hẳn bạn sẽ sử một một microphone ngoài.
Những người quay video sẽ rất hài lòng khi biết rằng có cả đầu vào cho microphone rời và tai nghe để điều chỉnh âm thanh khi biên tập. Chiếc máy ảnh này cũng có cổng truyền tín hiệu số (HDMI). Tuy vậy, có một điều mà nhiều người có thể sẽ không thích chính là việc thiếu khả năng điều khiển độ mở khi quay trực tiếp.
Những đặc điểm khác
Chiếc D600 được trang bị với bảng chỉnh sửa hình ảnh gắn trong cho phép bạn thực hiện rất nhiều thao tác chỉnh ảnh. Trong khi bạn luôn có thể tạo ra một bức ảnh đẹp hơn khi chỉnh sửa và xử lí trên máy tính, chiếc camera này sẽ cho bạn những lựa chọn hiệu ứng như chuyển đổi đơn sắc, mắt cá, phác họa màu, hiệu ứng thu nhỏ (ở trên) và lựa chọn màu sắc (ở dưới).
Chế độ chụp cảnh có thể được chọn trên nút quay chọn chế độ chụp càng làm cho chiếc D600 này trở nên dễ dàng hơn với người mới sử dụng. Khi dùng, D600 cũng tự động điều chỉnh cài đặt cho phù hợp nhất với chế độ cảnh bao gồm: chân dung, khung cảnh, trẻ em, thể thao, chụp khít lại và thú cưng. Những cài đặt này cũng cho thấy Nikon đặt mục tiêu cho D600 không chỉ phục vụ cho những đối tượng đam mê nhiếp ảnh, mà còn cho cả những người mới bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh và cần một ít hỗ trợ hình ảnh.
Kết luận
Rất nhiều những nhiếp ảnh gia sử dụng những chiếc máy ảnh DSLR khung hình cụm trong những năm gần đây cũng bắt đầu thấy sức hút của tỉ lệ khung hình chuẩn. Giá cả đang hạ khi những nhà sản xuất nhằm vào thị trường người tiêu thụ và những người yêu nhiếp ảnh. Nhưng nếu bạn ở trong một thị trường máy ảnh DSLR tỉ lệ khung hình chuẩn, bạn có nên xem xét mua một chiếc Nikon D600?
Thực sự, trừ phi bạn biết chắc mình cần một chiếc máy ảnh mạnh hơn nhiều so với chiếc Nikon D4, câu trả lời ở đây là “Có”. D600 chính là một chiếc camera có chất lượng tuyệt vời có khả năng tạo ra những bức ảnh đáng kinh ngạc, với mức giá của máy ảnh có thể thay đổi cục diện thị trường.
Nikon D600 cung cấp cho người dùng rất nhiều tính năng của một chiếc máy ảnh DSLR tỉ lệ khung hình chuẩn cao cấp. Nó cũng mang đến một thiết bị hấp dẫn với những người muốn mang chiếc camera theo mình suốt ngày.
Nhưng chiếc D600 cũng không hẳn chỉ là một lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu nhiếp ảnh nhưng không cần một chiếc máy ảnh đắt tiền hơn. Dân chuyên nghiệp nếu muốn một chiếc máy ảnh dự phòng cũng nên xem xét việc sắm một chiếc D600 này.
Có khả năng tạo nên những bức ảnh đẹp ngang ngửa các máy ảnh khác trong đa số điều kiện, nếu bạn muốn sở hữu một chiếc máy ảnh khung hình chuẩn thì Nikon D600 thực sự là một lựa chọn tuyệt vời.