Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Đèn flash ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi trong làng nhiếp ảnh. Tuy nhiên với rất nhiều người, nhất là những ai lần đầu trải nghiệm, không hiểu cách bật đèn flash sẽ phản tác dụng. Bài viết sau sẽ hỗ trợ giúp bạn cách khắc phục tình trạng trên và tạo ra các bức ảnh cực đẹp, cực nét, cực chất.
1. Nên dùng flash trên máy hay flash rời?
1.1. Tác dụng của đèn flash
Tác dụng của đèn flash
Đây là một thiết bị hỗ trợ cung cấp ánh sáng cho máy ảnh trong trường hợp không đủ sáng. Nó sẽ giúp nhà nhiếp ảnh thu được bức ảnh ưng ý ở những điều kiện không lý tưởng.
Các loại đèn flash trên máy ảnh
Đèn flash tích hợp: có thể hiểu là một bộ phận được gắn liền với phần thân máy trong thiết kế cấu tạo. Nó thường xuất hiện ở những máy ảnh du lịch, máy compact,…
Ưu điểm:
- Tránh được việc bị mất hay bỏ quên trong lúc kết thúc quá trình chụp ảnh.
- Tiện lợi cho người sử dụng khi mang đi du lịch hay đi chơi cùng hội nhóm.
Nhược điểm:
- Ánh sáng đèn flash ứng dụng trên các dòng máy ảnh du lịch nhỏ gọn, bỏ túi có cường độ yếu, không đủ mạnh để chụp vào ban đêm. Nhiều người sử dụng bị lệ thuộc vào đèn flash tích hợp làm cho bức ảnh trở nên nhá nhem thiếu sáng.
- Ngoài ra nó không cho người chụp có thể tự điều chỉnh độ chiếu sáng dẫn đến việc ảnh bị chụp thiếu sức sống, thiếu sự tự nhiên.
- Góc chụp của người dùng bị giới hạn.
Đèn flash rời: Là một dụng cụ hỗ trợ trong quá trình chụp ảnh, có thể tháo lắp vào máy, các nhiếp ảnh chuyên nghiệp có thể tham khảo nhiều hãng: thương hiệu kỹ thuật số Canon, hãng Godox chuyên sản xuất đèn Flash,…
Ưu điểm
- Bổ sung một lượng ánh sáng lớn lên gấp khoảng 15 lần với mức độ bao phủ rộng hơn. Khả năng linh hoạt với nhiều góc chụp khác nhau.
- Cách bật đèn flash rời sẽ cho phép điều chỉnh độ sáng thích hợp cho từng bức ảnh.
Nhược điểm
Các đèn rời có thể bị bỏ sót hay bị mất khi tháo ra khỏi lens ống kính. Nhất là những người thời gian eo hẹp, vội vàng nên dẫn đến tình trạng hay quên khi kết thúc chụp hình. Tuy nhiên, sự ra đời của balo, túi đựng máy ảnh chuyên nghiệp sẽ giải quyết vấn đề này.
1.2. Nên dùng flash rời thay cho flash tích hợp sẵn trên máy ảnh
Cách bật đèn flash để tăng hiệu quả chụp hình sẽ trở nên tuyệt vời hơn khi bạn sử dụng thiết bị rời bởi những tính năng sau:
- Flash rời có khả năng cung cấp ánh sáng mạnh hơn với khoảng cách xa hơn. Nó sẽ đảm bảo được việc bao phủ trọn vẹn khi chụp với độ dài tiêu cự rộng.
- Đèn flash rời có thể tự điều chỉnh hướng ánh sáng phù hợp với bức ảnh. Do việc thiết kế có khớp dẻo và khớp xoay giúp người dùng có thể xoay chiều nhiều góc chụp. Với khả năng ấy, nó sẽ giúp đánh sáng trực tiếp, đánh sáng phản xạ dội trần hay đánh sáng chéo phụ thuộc vào mục đích của nhiếp ảnh gia.
- Thời gian phục hồi flash ngắn hơn: Đây là tính năng ưu việt hơn so với loại đèn cố định giúp cho quá trình chụp ảnh được trơn tru và mượt mà hơn.
- Nó có nhiều chế độ flash đa dạng như có thể kết nối nhiều đèn flash với nhau, nhiệt màu flash,… cho phép người dùng điều chỉnh được chế độ cung cấp ánh sáng để tăng hiệu ứng nhiếp ảnh được rõ ràng hơn.
- Khả năng kết hợp cùng với bất kỳ dòng máy ảnh chuyên nghiệp bắt nét hình động tĩnh đều chất nào trên thị trường.
2. Chọn Flash rời nên quan tâm đến yếu tố gì?
2.1. Chỉ số Guide Number
Khái niệm về chỉ số hiển thị độ sáng cực đại mà đèn flash có thể tạo ra phụ thuộc vào phạm vi tối đa của đèn cùng với khẩu độ của lens ống kính xử lý hình ảnh tốt. Và chỉ số này được cung cấp bởi nhà sản xuất.
Công tính tính toán: Guide Number = Khẩu độ x Khoảng cách. Nó sẽ cho người sử dụng biết lượng ánh sáng cần đủ để có thể chiếu sáng.
2.3. Zoom flash
Đây được hiểu là tầm bao phủ của đèn flash rời. Thông thường, chỉ số này sẽ dao động từ 24 – 105mm. Nó có thể được tùy chỉnh ở hai chế độ tự động và thủ công
2.4. Through The Lens
Cụm từ này được hiểu là xuyên qua ống kính. Đây chính là tính năng đo độ sáng đèn để xác định đúng cường độ và cân bằng ánh sáng của đèn flash với môi trường xung quanh. Qua đó người chụp sẽ căn chỉnh sao cho cách chụp ảnh có đèn flash có hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt là ở trường hợp thiếu sáng hay luồng ánh sáng biến đổi liên tục.
2.5. High Speed Sync
Thường xuất hiện ở những dòng máy chuyên nghiệp cao cấp. Nó được hiểu là giới hạn tốc độ ăn đèn cao. Chỉ số này sẽ hiển thị khả năng của đèn flash giúp hạn chế tốc độ ăn đèn để cho bức ảnh không bị tối màu.
2.6. Recycle Time
Đây là thời gian hao phí của những lần bấm máy liên tục. Đèn flash không thể bấm chụp liên tục được như máy ảnh. Chính vì vậy người sử dụng hãy chọn đèn với mức thời gian ngắn hoặc mua bổ sung phụ kiện chính hãng để hỗ trợ và đèn được hồi lại nhanh chóng.
2.7. Gắn filter cho đèn
Trong kết cấu đầu đèn có 2 miếng nhỏ gọi là miếng tản sáng và thẻ flash bounce có ý nghĩa rất lớn. Nếu như bạn muốn thu những luồng ánh sáng không cần thiết chỉ việc bật miếng flash bounce lên để hỗ trợ.
Hay khi bạn cần ống kính rộng hơn 24 mm thì miếng tản sáng sẽ có tác dụng ánh sáng tỏa ra nhiều hơn. Thêm vào đó, khi mua bạn sẽ nhận kèm vài miếng gel có màu vàng và màu xanh dương kèm theo nhằm giúp kiểm soát cân bằng sáng.
3. Kinh nghiệm bật và chụp với đèn Flash sao cho tự nhiên nhất
3.1. Các bước sử dụng đèn Flash rời cho máy ảnh DSLR và các máy compact
Cách bật đèn flash sao cho đúng và chính xác sẽ được hướng dẫn cụ thể qua các bước:
Bước 1: Bạn lắp đèn flash rời vào khe gắn đèn trên đỉnh máy và bật nguồn lên. Lưu ý: Khi đã lắp hẳn, bạn cần trượt khóa chân lắp để cố định đèn.
Bước 2: Bắt đầu cài đặt thiết lập chế độ đèn bằng trình đơn flash control ở trong Menu. Bạn phải để ý là các cài đặt của việc chụp hình trước đó đã được xóa đi trước khi thiết lập mới. Nếu chưa được xóa, bạn chỉ việc nhấn vào clear settings và chọn clear external flash set.
Bước 3: Bạn hãy chọn một chế độ đèn flash phù hợp với chủ đề mà buổi chụp ảnh đó hướng đến.
Chú ý là bạn sẽ thấy có 2 cách để bạn lựa chọn cài đặt chế độ đèn flash: máy ảnh hoặc là ở bên đèn flash rời cùng 2 chế độ khả dụng là:
E-TTL (Evaluative Through The Lens) được mặc định trên đèn giúp flash nháy tự động. Chế độ này sẽ lý tưởng cho việc chụp nhanh.
Manual flash dùng cho việc cài đặt mức công suất đèn flash cần dùng. Đây là chế độ hữu ích để chụp ảnh đẹp và chuyên nghiệp.
Bước 4: Sau khi chọn chế độ đèn thì bạn cần chọn một chế độ chụp cho phù hợp.
Bạn cần điều chỉnh bánh xe ở một chế độ nào đó phù hợp với ý định và nội dung của bức ảnh cần chụp. Nó sẽ có hai chế độ để bạn lựa chọn:
Shutter-priority AE: chụp các đối tượng chuyển động mà không bị nhòe.
Aperture-priority AE: sử dụng hiệu ứng bokeh và phù hợp với kỹ thuật lấy nét sâu.
Bước 5: Lựa chọn một chế độ cửa trập cho hợp lý
Chế độ high-speed sync dành cho việc điều chỉnh tốc độ cửa trập mà đèn flash có thể đồng bộ. Chế độ first-curtain sync và second-curtain sync cho những ảnh có độ phơi sáng lâu.
Bước 6: Việc tiếp theo cần làm là điều chỉnh độ nhạy sáng ISO.
Công đoạn này sẽ có ảnh hưởng tới độ phơi sáng và hoàn thiện của ảnh. Và việc bạn cần thực hiện là nhấn nút “ISO” thiết lập độ nhạy sáng trong trình đơn.
Bước 7: Lúc này, bạn nên dùng bù phơi sáng hỗ trợ điều phối ánh sáng của hậu cảnh.
Việc này sẽ có tác dụng điều chỉnh độ sáng của hậu cảnh. Đặc biệt là hoàn cảnh mà nó nằm ngoài giới hạn của đèn.
Bước 8: Cũng tương tự như trên, bạn sử dụng bù phơi sáng flash nhằm điều chỉnh công suất đèn. Và nó sẽ giúp cho hậu cảnh sáng rõ hơn.
Bước 9: Góc của đầu đèn flash cần được điều chỉnh một cách khéo léo.
Đây là công đoạn dành cho những đầu đèn flash có chức năng tùy chỉnh. Tùy vào nhu cầu chụp ảnh mà bạn hãy tìm cho mình một góc nào phù hợp nhất.
Sau khi kết thúc quá trình chụp thì bạn hãy tắt nguồn của cả máy và đèn trước nhé. Cách tắt đèn flash là việc cần lưu ý để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm được lâu bền. Sau đó tháo đèn flash theo chiều ngược lại khi nhấn nút nhả khóa một cách thật nhẹ nhàng. Trên đây là toàn bộ cách bật đèn flash khi chụp ảnh sao cho thật hiệu quả nhằm giúp cho người chụp ra đời được những bức hình ưng ý nhất.
3.2. Kinh nghiệm khi sử dụng Flash
Ngoài việc hiểu rõ về cách sử dụng đèn flash, một số kinh nghiệm dưới đây sẽ rất hữu ích với nhiếp ảnh gia trong quá trình tác nghiệp.
- Sự khuếch tán càng lớn thì ánh sáng tỏa ra sẽ càng dễ chịu. Một gợi ý nhỏ là bạn nên dùng nắp chụp để khuếch tán ánh sáng.
- Bạn có thể chủ động thay đổi ánh sáng lên đối tượng bằng cách thay đổi khoảng cách của đèn.
- Phần hậu cảnh không chịu tác động nhiều của đèn flash. Điều này có nghĩa là người chụp tự do thay đổi vị trí và thiết lập đèn flash mà không cần quan tâm hậu thể.
- Cách chụp ảnh có đèn flash thường gây ra hiện tượng đỏ mắt. Nhằm khắc phục tình trạng này, bạn có thể di chuyển cầm flash rời lên tay hoặc gắn lên giá.
- Một trong những cách để chụp chân dung tốt hơn là chiếu sáng nhiều điểm. Trên thực tế, nhiếp ảnh chuyên nghiệp thường dùng cách chiếu sáng 3 điểm để hỗ trợ tối đa trong việc chụp chân dung, cận cảnh sao cho tự nhiên và tinh tế nhất.
Cách bật đèn flash sẽ tạo ra được những hiệu ứng xuất sắc nếu người dùng biết tận dụng nó một cách triệt để. Bài viết trên đã phân tích chi tiết và cách chọn mua đèn flash đánh sáng mạnh, hồi nhanh trên tất cả các loại máy ảnh. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp người cầm máy cho ra đời những bức ảnh đẹp, tinh tế và ấn tượng nhất thỏa mãn đam mê nhiếp ảnh của mình.