Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Đặc quyền được bú mẹ sẽ giúp bé có mùi thơm đặc trưng, phát triển trí não và thị giác tốt hơn, làn da đẹp hơn, cảm xúc mạnh mẽ hơn và đặc biệt giúp trẻ tăng được lượng kháng thể tự nhiên để phòng tránh nhiễm trùng khi mắc bệnh cao hơn so với những bé bú bình và ăn sữa ngoài từ khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên trong khi cho con bú có những trường hợp này mẹ cần khắc cốt ghi tâm để không bị đặc sữa và khiến bé bị ngộ độc nguy cơ cao nhất là tử vong:
1. Không cho bé bú khi mẹ đang tức giận
Trong trường hợp mẹ đang tức giận thì đừng có đụng vào con, đừng có cho con bú làm gì bởi vì nếu tâm trạng người mẹ không thoải mái, bị tức giận, lo âu, căng thẳng hay trầm cảm thì cơ thể người mẹ lúc đó sẽ tiết ra những độc tố ngấm vào sữa. Và cứ thế, bé càng bú thì sẽ càng hấp thụ nhiều chất độc hại vào cơ thể.
Tuy trẻ con chưa biết nói nhưng chúng cũng cảm nhận được tâm trạng của người mẹ, nếu mẹ không vui thì bé bú cũng chả vui vẻ gì và dẫn tới các tình trạng như còi cọc, suy dinh dưỡng, hay nôn trớ,… do hấp thụ chất dinh dưỡng kém và hệ tiêu hóa kém hơn những đứa trẻ vui vẻ khác.
2. Không cho con bú khi mẹ đang bị bệnh hoặc uống thuốc
Trong trường hợp mẹ bị bệnh dù là nặng hay nhẹ nhưng cứ phải uống thuốc thì mẹ nên ngưng cho con bú hoặc nuôi con bằng sữa công thức để tránh trường hợp bé bú rồi bị ngộ độc thậm chí là tử vong.
3. Không nên cho con bú ngay sau khi mẹ vừa tập thể dục xong
Khi mẹ vừa tập thể dục xong dù là chạy bộ, chơi thể thao hay tập yoga,… thì cơ thể mẹ cũng đang thải ra “nhiệt độc” vì thế mẹ không nên cho bé bú ngay mà cần có thời gian khoảng 30 – 40 phút để cơ thể trở lại bình thường rồi mới cho con bú.
Nhiệt độc là gì ? Theo dân gian truyền lại thì nhiệt độc khi mẹ vừa hoạt động quá sức xong sẽ sinh ra “sữa nóng”, trẻ bú “sữa nóng” này sẽ có những hiện tượng như rối loạn tiêu hóa không tốt cho sức khỏe của bé. Tốt nhất là với các bà mẹ thường xuyên tập thể dục để lấy lại vóc dáng sau sinh như chạy bộ hay yoga,… thì nên vắt sữa ra trữ đông trước khi tập luyện và cho con bú lúc đói bằng sữa trữ đã được hâm ấm lại.
4. Không nên cho con bú khi mẹ vừa tắm xong
Cũng tương tự như trường hợp 3, cơ thể mẹ vừa tắm xong cũng cần thời gian để cân bằng rồi mới cho con bú không sẽ gây ra hiện tượng sữa nóng các mẹ nhé!
Đây đều là những trường hợp rất hay gặp trong cuộc sống vì thế mẹ nên đọc và ghi nhớ để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con.
Sữa mẹ rất có lợi cho bé sinh non và bảo vệ bé sinh non khỏi các bệnh như dị ứng, hen suyễn, tiểu đường, béo phì, đột tử ở bé khi ngủ (SIDS). Vì thế hãy cho con bú mẹ nhiều nhất khi mẹ còn có thể tối thiểu là 6 tháng hoặc 24 tháng.