Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ưu điểm: bàn phím Type Cover tốt nhất từ trước tới nay; màn hình Pixel Sense sáng và sắc nét; bút stylus nhạy hơn với tính năng tẩy; bộ xử lý Intel CPU thế hệ sáu cùng với ổ SSD tốc độ cao
Nhược điểm: thời lượng pin dưới mức trung bình; giá khá cao (đặc biệt với phiên bản trang bị Core i7); máy ảnh sau hay lỗi
Thiết kế: không có nhiều thay đổi lớn
Trừ khi bạn thực sự chú ý vào tiểu tiết, nếu không chiếc Surface Pro 4 gần như hoàn toàn giống với chiếc Surface Pro 3 của năm ngoái và đó không phải là điều tệ. Thân máy làm từ magie rất cứng cáp và chắc chắn, cùng với chân chống lưng gập hoặc mở ra rất chắc chắn và khỏe khoắn. Bên cạnh máy có một đường thoát khỉ tản nhiệt giúp giữ máy mát, cùng với biểu tượng của hãng Microsoft. Các cạnh của máy sắc mỏng và sắc nét nhưng không làm máy trông “mỏng manh”, và giống như mẫu tiền nhiệm, bàn phím Type Cover nằm sát vào lưng của máy khi bạn chuyển sang tư thế máy tính bảng.
Chiếc Surface Pro 4 hơi lớn hơn so với Surface Pro 3 với kích thước là 11.50 x 7.93 inch (chiếc Surface Pro 3 có kích thước là 11.45 x 7.8 inch). Tuy nhiên, chiếc SP 4 lại mỏng và nhẹ hơn với độ dày là 0.33 inch và chỉ nặng 700 gram, so với chiếc SP 3 dày 0.36 và nặng gần 800 gram. Nếu bạn thêm bàn phím Type Cover, kích thước và khối lượng của máy là 11.50 x 7.93 x 0.43 inch và nặng 1.07kg.
Nếu so với những mẫu máy laptop lai 2 trong 1 “truyền thống”, chiếc Surface Pro 4 nhỏ và mỏng hơn nhiều. Chiếc HP Spectre x360 13 inch có kích thước 12.79 x 8.6 x 0.6 inch và có khối lượng là 1.47kg, còn chiếc Toshiba Satellite Radius 12 có kích thước là 11.8 x 8.2 x 0.61 inch và nặng 1.3kg. Ngay cả chiếc Macbook Air mỏng và nhẹ đến vậy cũng có kích thước là 12.8 x 8.9 x 0.11-0.68 inch và nặng 1.34kg.
Bút Stylus: nhạy hơn và cảm giác tốt hơn
Phần đầu tẩy mới trên bút Stylus của chiếc Surface Pro 4 là một tính năng nâng cấp rất đáng chú ý. Bạn có thể nhấn đầu này để mở OneNote, nhưng tính năng thực sự của đầu tẩy này là để giúp bạn có thể dễ dàng sửa các nét sai khi viết hay vẽ bằng bút.
Độ nhạy của bút cũng được cải thiện với 1024 mức lực nhấn (so với 256 mức của bút cũ), rất lý tưởng cho những người hay làm các cổng việc về mỹ thuật trên máy. Bạn cũng có thể mua các đầu bút ngoài để thay cho bút Stylus, với các kích thước và độ cứng khác nhau cho rất nhiều mục đích sử dụng.
Bàn phím Type Cover: một chút khoảng cách làm nên thay đổi lớn
Bàn phím Type Cover của mẫu Surface 3 và Surface Pro 3 có kích thước phím khá lớn là 14 x 14mm, lớn hơn so với phím của các laptop thông thường và ngay cả là bàn phím của máy desktop. Vấn đề với bàn phím cũ là gần như không có khoảng cách giữa các phím nên bạn có thể nhấn nhầm nhiều nút cùng một lúc, tạo ra lỗi đánh máy không mong muốn. Chính vì vậy mà hãng Microsoft đã làm lại bàn phím Type Cover của chiếc Surface Pro 4 với kích thước phím giảm xuống còn 12 x 12mm với cách sắp xếp phím dạng chiclet rộng rãi và hợp lý hơn, thoải mái hơn để bạn nhập liệu.
Với độ sâu phím sâu hơn là 1.4mm (Type Cover của chiếc SP 3 có độ sâu phím là 1mm), lực nhấn phím nặng tay hơn là 59 gram (50 gram đối với mẫu SP 3) và cũng có đèn nền bàn phím, bàn phím Type Cover của chiếc Surface Pro 4 xứng đáng là bàn phím tốt nhất mà hãng Microsoft từng chế tạo.
Tuy nhiên, việc đăt máy lên đùi để sử dụng vẫn khá khó khăn vì phần thân máy nặng hơn so với bàn phím.
Với bàn phím nhỏ hơn, phần diện tích dưới bàn phím rộng rãi hơn nên hãng Microsoft đã tăng kích thước của touchpad từ 3.5 x 1.7 inch của dòng Surface 3 – Surface Pro 3 lên 4 x 2 inch đối với mẫu Surface Pro 4. Touchpad lớn hơn đồng nghĩa với việc bạn có thêm diện tích để di chuyển chuột và thực hiện cử chỉ chạm đa điểm. Ngay cả hai nút chuột cũng cứng cáp và chắc tay hơn.
Màn hình Pixel Sense: Surface Pro chưa bao giờ lộng lẫy đến vậy
Màn hình Pixel Sense của chiếc Surface Pro 4 có độ phân giải 2736 x 1824 pixel với kích thước 12.3 inch. Màn hình rất sáng, màu sắc sặc sỡ, chân thực và đơn giản là rất “mãn nhãn”.
Với độ sáng màn hình là 382 nit, chiếc Surface Pro 4 có màn hình sáng hơn rất nhiều so với các mẫu Surface trước và cả các laptop 2 trong 1 đối thủ. Chiếc Spectre x360 có độ sáng màn hình là 339 nit, chiếc Satellite Radius 12 có độ sáng là 338 nit và một mẫu laptop gọn nhẹ cao cấp khá nổi tiếng là chiếc Macbook 13 inch cũng chỉ có độ sáng là 334 nit.
Khả năng hiển thị màu sắc của màn hình Pixel Sense cũng rất đáng nể. Với khả năng hiển thị 99.7% dải màu sRGB và chỉ số chân thực màu sắc Delta-E là 0.35 (càng gần điểm 0, màu sắc càng chân thực), màn hình của chiếc Surface Pro 4 có màu sắc ngang ngửa với các mẫu laptop lai hàng đầu thị trường hiện nay.
Âm thanh: thiết kế thông minh
Hai bộ loa ngoài của chiếc Surface Pro 4 được đặt hai bên cạnh của máy với thiết kế hướng về phía trước để phát âm thanh tới tai bạn thay vì đặt ở hai bên cạnh bàn phím hay ở đáy máy như nhiều laptop truyền thống. Loa ngoài của chiếc Surface Pro 4 tạo ra âm thanh không thực sự “thủng tai”, nhưng vẫn có thể lấp đầy cả một phòng làm việc cỡ trung với âm thanh mà không hề bị méo âm.
Phần I đã đánh giá chiếc Surface Pro 4 về thiết kế, bàn phím, màn hình và loa ngoài. Phần tiếp theo của bài đánh giá sẽ đi sâu về các cổng kết nối, hiệu suất làm việc, khả năng đồ họa và giá cả, cấu hình của chiếc Surface Pro 4.Xem tiếp đánh giá Surface Pro 4. (phần 2)
Đức Lộc
Theo Laptopmag
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam