Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trong quá trình phát triển, bé 18 tháng hay khóc đêm. Điều này có thể rất thông thường, nhưng đôi khi đó là dấu hiệu của của các loại bệnh, các bạn không nên chủ quan.
Nguyên nhân nào khiến bé 18 tháng tuổi hay khóc đêm ?
Nguyên nhân bé 18 tháng tuổi hay khóc đêm có thể là do bé đói bụng, ăn ngủ không đúng giờ giấc, bé bị sợ hãi, ban ngày hoặc trước khi ngủ chơi đùa quá mạnh khiến bé bị giật mình, bé đái dầm, thiếu canxi,…
Cách xử lý khi trẻ 18 tháng tuổi hay khóc đêm
Top 9 cách giúp con 18 tháng tuổi nín khóc quấy ban đêm hiệu quả bạn nhất định phải thử
Nếu bé khóc đêm nhưng vẫn ăn, ngủ, vui chơi bình thường, không có biểu hiện nào khác thường thì các bạn không cần lo lắng.
Bạn chỉ cần đáp ứng nhu cầu của trẻ như: cho ăn khi bé đói, thay bỉm khi bé đái dầm,… Khi trẻ khóc đừng quên vỗ về, vuốt ve giúp trẻ trấn an tinh thần. Không nên nói chuyện nhiều với trẻ, không bế trẻ dậy hoặc bật đèn sáng.
Ngoài ra, cách tốt nhất để phòng chứng bệnh này cho trẻ là tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, cho bé ăn đúng cữ, tránh để bé hoạt động mạnh, hạn chế làm bé sợ, không nên để bé ngủ một mình ở nơi tối hoặc nơi lạ,…
Nếu trường hợp trẻ khóc dai, khóc mãi không thôi hoặc tình trạng khóc về đêm diễn ra lâu dài, bé khóc kèm theo mệt mỏi, sa sút tinh thần, chán ăn hoặc chiều cao, cân nặng của bé không đạt tiêu chuẩn so với tháng tuổi, rất có thể bé đã bị bệnh nào đó gây khó chịu trong người hay bé mắc chứng còi xương, suy dinh dưỡng.
Bé 18 tháng tuổi đang trong quá trình mọc răng, phát triển về chiều cao và cân nặng. Vì thế nhu cầu canxi đối với cơ thể bé là rất cần thiết. Có một số cơ thể thể trẻ không có khả năng hấp thu hoặc hấp thu kém cũng sẽ khiến bé bị thiếu canxi dẫn đến bé hay khóc đêm.
Điều cần thiết nhất là bạn nên đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân, chữa trị kịp thời.
Nếu bé 18 tháng hay khóc đêm là do thiếu canxi, ngoài việc cho bé uống viên vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ thì tắm nắng cũng sẽ giúp bé hấp thu được lượng vitamin D cần thiết mà không cần tốn kém.
Khoảng thời gian thích hợp để bé phơi nắng là từ 6h đến 8h sáng, cho bé phơi từ 25-30 phút. Cần lưu ý trong quá trình phơi nắng, bạn nên để da bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt và tráng mắt bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hãy cho bé phơi nắng mỗi ngày, bé con của bạn sẽ không còn khóc đêm nữa, không những thế, bé sẽ trở nên cứng cáp, khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
Hi vọng với những thông tin hữu ích mà Websosanh.vn đã cung cấp bạn đã biết được đầy đủ các nguyên nhân và cách khắc phục khi con 18 tuổi mà vẫn hay khóc đêm!
Mách mẹ những lưu ý chăm con nhỏ khi trời nồm không thể bỏ qua
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam