Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Hưởng ứng chủ trương của của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của doanh nghiệp, nhiều cơ quan, đơn vị bắt đầu ý thức hơn trong việc hoàn thiện các thiết bị công nghệ cho công ty, đặc biệt là chú trọng đến hệ thống máy tính để bàn. Trong chuyên mục này, chúng tôi xin tư vấn những điều mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn “tân trang” hệ thống máy tính để bàn cho công ty.
1. Xác định mục đích
Trước hết, các doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích đầu tư vào hệ thống máy tính để bàn. Với hơn 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên các lĩnh vực đa dạng như hiện nay (theo số liệu của Tổng cục Thống Kê) thì nhu cầu cho hệ thống máy để bàn cũng khác nhau. Chẳng hạn, văn phòng của một doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu sẽ không có nhu cầu cao bằng một công ty thiết kế đồ họa.
Đặc điểm máy để bàn ở mỗi phòng ban trong từng doanh nghiệp cũng không giống nhau. Phòng IT chắc chắn sẽ cần máy có cấu hình cao hơn so với bộ phận thư ký. Với những nhu cầu cụ thể, các doanh nghiệp cần định hình được cấu hình cho máy. Đôi khi, máy mạnh quá mức cần thiết sẽ gây ra lãng phí và nếu máy không đủ mạnh để đáp ứng những đỏi hỏi cao hơn sẽ khiến công việc không đạt được hiệu quả. Vì vậy, xác định nhu cầu chính là điều quan trọng trước khi bạn quyết định nâng cấp máy cho công ty.
2. Lựa chọn cấu hình máy
Khi đã xác định được nhu cầu máy tính để bàn, bạn cần lựa chọn cấu hình máy thích hợp. Khác với hệ thống phần mềm có thể cài đặt lại được thì hệ thống phần cứng của máy có tính cố định hơn. Dĩ nhiên, bạn có thể nâng cấp nếu dòng máy đó hỗ trợ. 4 bộ phận gồm: Bộ vi xử lý, card đồ họa, bộ nhớ và ổ cứng chính là những yếu tố quan trọng quyết định đến sức mạnh của máy.
Bộ vi xử lý (CPU – Central Processing Unit) là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy. Hiện nay, Intel là hãng CPU được sử dụng khá phổ biến. Thế hệ xử lý thứ 4 (Haswell) của hãng này cũng được xem là dòng chip mới nhất với nhiều tính năng nổi bật. Khi Haswell vừa được giới thiệu, Dell là hãng máy tính đầu tiên tại Việt Nam tiên phong ứng dụng vi xử lý này vào các dòng máy để bàn như Optiplex, Precision, Vostro 3900 MT hay Inspiron 3847 MT. Nếu là một doanh nghiệp chuyên về thiết kế game hay đồ họa, bạn nên chọn CPU Core i5 hoặc Core i7 để tối ưu hóa hiệu năng làm việc. Core i3 mức thấp nhất cũng có thể xử lý tốt các tác vụ tính toán cơ bản với mức giá có thể chấp nhận được.
Card đồ họa (GPU – Graphics Processing Unit) chịu tránh nhiệm về những gì mà bạn thấy trên màn hình, như chơi game, xem video… Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trên lĩnh vực xử lý phim hay chạy các bản vẽ thiết kế thì NVIDIA GeForce GT 645 2GB được xem là GPU thích hợp, có thể tìm thấy trong Dell Vostro 3900 MT. Hoặc nếu doanh nghiệp của bạn chỉ xử lý công việc văn phòng đơn thuần thì card đồ họa Intel HD Graphics 4600 trong máy để bàn Dell Inspiron 3847 MT đủ mạnh để giải quyết tốt công việc nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.
Bộ nhớ (RAM – Random Access Memory) càng lớn, bạn càng chạy được nhiều chương trình cùng một lúc và cải thiện được tốc độ cũng như hiệu suất cho máy. Các hệ thống máy để bàn ngày nay thường được trang bị tối thiểu 4GB RAM, chẳng hạn như Vostro 3900 MT hay Inspiron 3847 MT. Nếu nhu cầu đơn giản như duyệt web hoặc email thì bộ nhớ 2GB là đủ. Trong trường hợp cần chỉnh sửa ảnh hoặc dựng video có độ phân giải cao, bạn cần phải có các hệ thống hiệu suất cao hơn với bộ nhớ có thể lên đến 8GB hoặc 16GB.
Ổ cứng (HDD – Hard Disk Drive) dùng để lưu trữ thông tin. Nếu có nhu cầu lưu trữ cao thì bạn nên đầu tư ổ cứng dung lượng lớn. Nếu không, bạn nên cân nhắc để tiết kiệm chi phí. Hiện tại, ổ cứng tối đa của máy có thể lên đến 2TB, cùng với đó là các lựa chọn RAID 1 cho dự trữ dữ liệu hay RAID 0 để tối ưu hóa tốc độ, hoặc tùy chọn kết hợp giữa SSD với HDD mà dòng XPS cao cấp của Dell vẫn áp dụng.
Inspiron 3847MT sở hữu thiết kế gọn nhẹ cùng cấu hình hợp lý cho nhu cầu văn phòng.
3. Thương hiệu nào uy tín?
Máy tính để bàn hiện nay khá đa dạng, của nhiều thương hiệu với nhiều mức giá khác nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi mua. Trong phân khúc máy tính để bàn dành cho doanh nghiệp thì Dell được xem là hãng công nghệ hàng đầu hiện nay với những sản phẩm “đóng đinh” tên tuổi như Precision, OptiPlex, Vostro… Tại Mỹ và các quốc gia phương Tây như Anh, Pháp cũng như một số nước khu vực châu Á, Dell là thương hiệu máy tính để bàn uy tín, được hệ thống ngân hàng, cơ quan chính phủ, bệnh viện, trường học sử dụng. Tại Việt Nam, Dell là thương hiệu máy tính bán chạy nhất trong 3 năm liền theo số liệu từ GfK và là hãng máy tính được yêu thích nhất trong 3 năm liên tiếp 2011 – 2012 – 2013 do độc giả tạp chí PC World Việt Nam bình chọn. Do đó, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm của hãng máy tính đến từ Mỹ này.