Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Có hơn 1,8 triệu smartphone được bán mỗi ngày và trung bình mỗi người dành ra khoảng 3 giờ mỗi ngày để dùng điện thoại, vào bất kể khi nào bạn có thể dùng điện thoại, sẽ là khi bạn ăn uống, khi lên giường chuẩn bị ngủ và thậm chí điện thoại còn được nhiều người mang theo vào phòng tắm. Tuy nhiên bạn cần nhận thức được việc sử dụng điện thoại quá nhiều có thể sẽ gây nên những tác hại nghiêm trọng.
1. Nhắn tin làm hỏng tư thế
Trẻ nhỏ vốn không nhận thức được và là đối tượng rất dễ gặp tổn thương (ảnh internet)
Khi nhắn tin, lướt web, chơi game đầu của chúng ta phải cúi xuống khiến cổ chịu nhiều áp lực.. gây áp lực lên cột sống theo những nghiên cứu gần đây. Khi đứng thẳng thì trọng lượng trung bình của đầu là 10 đến 12 pound nhưng khi cúi xuống 15 độ thì trọng lượng là 27 pound và khi cúi 60 độ là 60 pound. Những áp lực lên cột sống có thể dẫn đến việc thoái hóa sớm xương sống và thậm chí trong những trường hợp nặng cần phẫu thuật cột sống.
2. Điện thoại có thể là vật gây bệnh
Trong điện thoại có rất nhiều vi khuẩn cho dù bạn có rửa tay kĩ đến đâu thì vẫn có thể mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm bởi bạn luôn tiếp xúc với rất nhiều đồ vật và chiếc điện thoại lại được sử dụng nhiều nhất và bị lây bẩn bởi các vật khác. Báo Wall Street đã tiến hành thí nghiệm kiểm tra 8 chiếc điện thoại bất kì trong văn phòng, tất cả 8 chiếc điện thọai đều chứa vi khuẩn, chất ô nhiễm và các căn bã mất vệ sinh khác, thậm chí có chiếc còn mang nhiều vi khuẩn hơn cả bệ ngồi toilet trong nhà vệ sinh.
3. Tai nghe có thể làm hỏng thính giác
Chọn tai nghe giúp bạn tránh vô tình vặn volume quá to khi nghe nhạc ở nơi ồn ào (ảnh internet)
Hãy vặn nhỏ âm lượng khi nghe nhạc, 35% người lớn và gần 60% trẻ vị thành niên nghe nhạc ở mức âm lượng quá lớn. Việc nghe quá nhiều trong một ngày có thể làm đau tai và giảm thính giác rõ rệt, nếu bạn dùng tai nghe 2 giờ mỗi ngày với âm lượng lớn là bạn đang trực tiếp làm hỏng đôi tai của mình. Thật sự là bạn càng đeo tai nghe sớm thì thính lực của bạn càng sớm trở nên kém nhạy và thậm chí có thể gây mất thính giác khi bạn mới 20 tuổi. Những chiếc tai nghe dạng nút lỗ tai có thể bật ở âm lượng nhỏ mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn khi bạn đi ngoài đường hoặc ở những nơi đông người.
4. Nhắn tin trên đường gây nguy hiểm
ảnh internet
Bạn không nên vừa đi bộ vừa nhắn tin vì đó là thói quen xấu và tuyệt đối không nên dùng điện thoại khi đang lái xe. Những tai nạn vì sử dụng điện thoại trên đường ngày càng tăng, và đối tượng thường gặp là người trẻ từ 16 đến 25 tuổi. Khi người dùng điện thoại trên đường càng nhiều thì tai nạn càng dễ xảy ra.
5. Dùng điện thoại ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ
ảnh internet
Mặc dù việc nhắn tin là cách đơn giản và nhanh chóng để liên lạc với bạn bè, người thân nhưng nghiên cứu cho thấy nhắn tin quá nhiều thực ra lại có hại trong các mối quan hệ. Ví dụ như việc xin lỗi qua điện thoại hay giải quyết các mâu thuẫn qua điện thoại khiến cho phụ nữ đánh giá thấp mối quan hệ đó hoặc việc nhận quá nhiều tin nhắn cũng làm giảm tính thân mật đối với đàn ông.
6. Bạn có thể thiếu ngủ vì dùng điện thoại quá nhiều
Khoảng 75% những người trong độ tuổi 18-44 khi ngủ đặt điện thoại cạnh người, điều này rất nguy hiểm bởi sóng phát ra từ các thiết bị điện như laptop, điện thoại đều có ảnh hướng xấu đến giấc ngủ. Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm khiến cơ thể không sản xuất ra những chất khiến cơ thể dễ đi vào giấc ngủ. Việc thiếu ngủ dễ dẫn đến tình trạng gia tăng sự căng thẳng và ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Do đó bạn cần để điện thoại hoặc các thiết bị điện xa giường để đảm bảo một giấc ngủ ngon và sảng khoái.
Hạnh Hồng
Theo Realsimple