Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nguyên tắc 1: Không phải nơi bán nào cũng “nói thách” như nhau
Đã mua bán ở chợ, dù người bán hàng có ngon ngọt bảo “để giá gốc cho” thì cũng đừng vội lấy làm mừng vì nếu không có lãi thì chẳng có ai đi buôn cả. Nhưng cũng nên nhớ rằng không phải chợ nào cũng “nói thách” giống nhau, có chợ nói thách 2,3 nhưng cũng có chợ nói thách 9,10. Trước khi quyết định đi chợ Tết ở đâu bạn hãy tìm hiểu trước mức độ “thách” của nơi đó để không bị “hớ”.
Ngoài ra, việc tìm hiểu trước mức độ nói thách của người bán cũng sẽ khiến cho bạn trả giá dễ dàng hơn. Nếu người bán chỉ nói thách 40 – 50.000 mà bạn lại trả giá xuống đến 100 – 200.000, chắc chắn sẽ làm phật ý người ta, không những bạn không mua được hàng mà thậm chí còn bị “chửi”.
Nguyên tắc 2: Tìm hiểu giá của từng mặt hàng định mua trước khi đi chợ Tết
Đi chợ Tết có nghĩa là bạn phải mua hàng loạt mặt hàng khác nhau, sắm sửa từ đồ dùng cá nhân đến vật dụng gia đình, từ bánh kẹo cho đến thực phẩm hàng ngày. Việc tìm hiểu giá thị trường của từng mặt hàng là vô cùng quan trọng và cần thiết nếu bạn không muốn bị mua đắt ở chợ. Mỗi thứ chỉ cần đắt thêm vài ba chục nghìn thôi là bạn đã mất đi hàng đồng tiền rồi đấy!
Trước tiên hãy lập danh sách những thứ cần mua, sau đó tìm hiểu giá rẻ nhất, cao nhất của từng mặt hàng. Ví dụ qua thông tin trên internet, người thân, bạn bè, bạn sẽ ước lượng được rằng mình mua cành hoa đào với giá bao nhiều thì rẻ, mua thịt bò bao nhiêu thì hợp lý… Nhờ có “mốc giá” mà bạn sẽ biết người bán đang nói thách ở mức độ nào, từ đó bạn sẽ trả giá cho “vừa mua thuận bán”.
Nguyên tắc 3: Hình thành thói quen so sánh giá giữa các nơi bán
Một mặt hàng không phải chỉ được bán ở một nơi duy nhất. Cứ mỗi nơi bán người ta lại giới thiệu một giá bán khác nhau, sự chênh lệch giá đôi khi đến từ số tiền người ta được “lãi” nhưng đôi khi cũng là do các chi phí khác như vận chuyển, thuê mặt bằng, thuê nhân công, đóng gói, bảo hành sản phẩm…
Ở phương diện là người mua hàng, bạn chỉ cần quan tâm đến nơi nào thuận lợi để mua nhất, giá bán rẻ nhất là đủ, vì vậy, hãy thực hiện “nguyên tắc mua sắm thông minh”: SO SÁNH GIÁ. Việc so sánh giá giữa các cửa hàng cũng cần thiết như khi bạn tìm ngân hàng để gửi tiết kiệm vậy, nơi nào có lãi suất cao hơn, uy tín hơn, tiện lợi cho bạn hơn thì bạn gửi.
Hiện nay có rất nhiều công cụ giúp bạn so sánh giá nhanh chóng và chính xác. Một trong những công cụ đó là websosanh.vn – website đi tiên phong trong lĩnh vực so sánh giá với dữ liệu của hơn 6 triệu sản phẩm khác nhau. Trong chương trình “Online Friday” do Bộ Công Thương tổ chức vừa qua, websosanh.vn đã góp một phần lớn trong việc phát hiện tình trạng “giá ảo”, giúp người tiêu dùng không bị “lừa” khi đi mua hàng.
Nguyên tắc 4: Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu
Đây là điều mà người Việt thường “quên” khi đi mua hàng. Mặc dù ai cũng biết rằng dùng đồ “xịn” sẽ tốt hơn, bền hơn nhưng khi đứng trước một sản phẩm giá rẻ với những công dụng tương tự, hầu hết mọi người đều bị “cám dỗ”. Bạn nên nhớ rằng “tiền nào của nẫy”, “đắt xắt ra miếng”. Đừng vội bỏ tiền mua những đồ giá rẻ bởi chất lượng của chúng chưa chắc đã đảm bảo, đặc biệt, nhiều mặt hàng được quảng cáo trên mạng, rất tốt, rất đẹp và rất rẻ nhưng bởi không thể kiểm định được chất lượng tại chỗ nên đôi lúc bạn sẽ mất tiền oan.
Ngoài ra, về thực phẩm, đồ ăn, nếu bạn mua những hàng hóa giá rẻ, 90% chúng là hàng Trung Quốc, hàng không đảm bảo chất lượng. Mặc dù tiết kiệm được một chút tiền nhưng bạn có nghĩ rằng hệ lụy mà chúng mang lại đến sức khỏe của bạn và gia đình là vô cùng lớn?
Nguyên tắc 5: Tạo không khí mua bán vui vẻ, không căng thẳng
Đừng nghĩ rằng đi chợ là phải trả giá, mà trả giá thì phải căng thẳng. Bạn không cần phải chê lên chê xuống một bộ quần áo để rồi trả cho nó một cái giá rẻ bèo. Việc khen một sản phẩm nào đó có thể sẽ khiến người bán nghĩ rằng bạn thích nó và sẽ mua nó với bất cứ giá nào. Nhưng điều đó không có nghĩa nếu bạn chê, người bán sẽ vui lòng đồng ý bán với cái giá mà bạn mong muốn.
Nếu bạn tạo được không khí mua bán vui vẻ thì người bán sẽ rất dễ điều chỉnh giá bán cho bạn để tạo mối quan hệ thân quen sau này. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ rằng mình đã bỏ tiền ra thì đừng mua về cho mình sự bực tức, khó chịu, đặc biệt là trong những ngày Tết. Dù có mua đắt hơn một chút nhưng tâm lý thoải mái thì bạn cũng đã thành công rồi.
Trên đây là những nguyên tắc mua sắm, đặc biệt là sắm Tết giúp bạn không bị mua đắt, mua “hớ”.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam