Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ô tô đang trở thành phương tiện giao thông phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, do kinh nghiệm đi xe không nhiều, cũng như những hiểu biết về xe còn hạn chế, do đó, tài xế ô tô tại Việt Nam thường gặp phải khá nhiều những rủi ro trong quá trình vận hành trên đường. Trong đó, mất lái xe ô tô hay cướp lái là một trong những hiện tượng khá phổ biến mà hầu như trong cuộc đời tài xế nào cũng ít nhất một lần gặp phải.
Xe ô tô mất lái là gì?
Mất lái là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tai nạn
Xe ô tô bị mất lái” hay còn gọi là ” cướp lái” là từ để miêu tả hiện tượng xe bất ngờ bị mất kiểm soát tay lái dẫn đến bị chệch khỏi hướng chuyển động ngoài mong muốn của người lái và có thể dẫn đến tai nạn.
Hiện tượng mất lái thường xảy ra khi lái xe trên những đoạn đường xóc, hoặc đi với tốc độ cao. Nhất là khi di chuyển trên những đoạn đường núi, đồi dốc…tuy nhiên, ngay cả khi bạn di chuyển trên những đường phố đông đúc thì hiện tượng này vẫn có thể xảy ra. Do đó, bất cứ tài xế nào cũng luôn phải chuẩn bị tinh thần khi chiếc xe mình bị mất lái
Nguyên nhân xe ô tô bị mất lái
Mất lái thường là do lỗi kỹ thuật tuy nhiên rất khó có thể nhận biết bằng những thiết bị thông thường
Bản chất việc ô tô bị mất lái là do lỗi về kỹ thuật. Tuy nhiên, đây là lỗi ẩn, do đó chỉ có thể phát hiện với thiết bị hiện đại. Do đó, thường thì khi mất lái xong người tài xế kiểm tra thì vẫn không thấy được chiếc xe của mình có vấn đề hay lỗi nào cả.
Dưới đây là một số lỗi kỹ thuật dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị mất lái:
– Độ chụm từng bên của xe bị sai nhưng độ chụm toàn phần vẫn đúng
Khi đó, giả sử xe có độ chụm bên trái là -2 độ ( xe bị doãng hay toe-out) còn độ chụm bên phải là +2 độ ( xe bị chụm hay toe-in. Thì khi đó, di chuyển trên những con đường bằng phẳng (đường ngon), thì xe vẫn đạt tiêu chuẩn ngay cả khi dùng thiết bị thử trượt ngang.
Tuy nhiên, khi xe đi vào những đoạn đường xóc, một hoặc cả hai bánh trước bị nâng lên khỏi mặt đường, khi đó sự tự cân bằng độ chụm hai bên không còn nữa. Bánh trước sẽ bị một bên doãng và một bên chụm như nguyên bản của nó. Khi bánh xe chạm xuống mặt đường, thì hiện tượng mất lái lập tức xảy ra.
– Chiều dài của 2 rô tuyn lái bên phải và bên trái không bằng nhau
– Thước lái lắp vào thân xe bị nghiêng ( không theo phương nằm ngang)
– Hệ thống tay đòn dẫn động của bót lái chính và bót lái phụ bị rơ mòn và không cùng phương nằm ngang.
Cách xử lý khi xe mất trợ lực lái:
Bình tĩnh là rất cần thiết khi gặp phải tình trạng xe bị mất lái
Khi bị mất lái, điều quan trọng nhất là bạn cần phải hết sức bình tĩnh đê xử trí tình hình. Ngoài ra, bạn cần thực hiện các thao tác sau đây:
– Giữ chặt vô-lăng bằng hai tay để duy trì quyền kiểm soát.
– Giảm tốc từ từ.
– Bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn xin vượt.
– Cẩn trọng đưa xe vào khu vực có thể đỗ an toàn.
Tùy theo tình hình điều kiện đường đi khi mất lái mà bạn đưa ra những quyết định khác nhau, cụ thể:
– Nếu đường phía trước khô ráo và vắng xe, tài xế có thể phanh gấp để dừng xe ngay lập tức.
– Nếu đường phía trước ẩm ướt, có tuyết, đường trơn thì bạn cần rà phanh, tránh phanh gấp để duy trì kiểm soát hướng di chuyển. Bởi khi bánh bị khóa cứng, lực bám ngang không còn, xe sẽ bị văng đi.
– Nếu đường giao thông có nhiều xe hoặc là đường cao tốc, thì bạn ngay lập tức phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn, còi để những người tham gia giao thông khác biết. Xe chạy trong đêm, cần bật đèn cảnh báo sự cố, nháy đèn pha – cốt liên tục để gây sự chú ý. Giảm tốc chậm để các xe khác có đủ thời gian phản ứng.
Nhìn chung, dù thế nào, bạn luôn cần chuẩn bị tâm lý cho những tình huống xấu nhất, và cần thật bình tĩnh để xử trí tình hình. Chúc bạn có những cuộc hành trình an toàn trên ô tô của mình.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N