Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bếp từ đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong căn bếp của mỗi gia đình, đặc biệt là những căn bếp hiện đại như chung cư, nhà phố… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bếp từ sẽ không tránh khỏi sự cố. Do đó, việc tìm hiểu mạch bếp từ là vô cùng cần thiết ngay từ lúc chọn mua để khi sử dụng bếp gặp vấn đề thì chúng ta cũng có thể khắc phục và sửa chữa được.
Mạch bếp từ là gì?
Bếp từ là dòng bếp điện sử dụng điện năng do đó cần phải có một sơ đồ mạch điện có vai trò thực hiện nguyên lý hoạt động, sinh ra dòng điện, dòng từ trường để hỗ trợ làm nóng cho đáy nồi hay làm nóng bề mặt bếp. Và sơ đồ mạch bếp từ xuất hiện để thực hiện chức năng đó.
Tìm hiểu chi tiết về sơ đồ mạch bếp từ
Sau khi chúng ta đã biết được sơ đồ mạch bếp từ là gì thì việc tìm hiểu khái quát về các bộ phận của sơ đồ mạch bếp từ sẽ giúp chúng ta nắm bắt được rõ ràng hơn về nguyên lý hoạt động của bếp từ.
1. Bộ phận: Nguồn điện và mạch chỉnh lưu (Power Source And Rectifier)
Đây là bộ phận đầu vào của mạch bếp từ. Bộ phận này sẽ có các linh kiện như cầu chỉ (bảo vệ mạch lọc nhiễu cao tần), quá dòng, cầu đi ốt chỉnh lưu đổi sang điện áp DC.
2. Bộ phận SMPS: Nguồn chuyển mạch ngắt mở và nguồn xung
SMPS: từ viết tắt của cụm từ tiếng anh: Switch Mode Power Supply. Trong đó, nguồn xung sẽ có nhiệm vụ tạo ra các mức điện áp DC. Bộ phận này có nhiệm vụ là cung cấp điện áp DC cho các bộ phận khác của bếp từ, đó là:
- Điện áp 5V DC: Cung cấp cho khối vi xử lý MCU.
- Điện áp 12V: Cung cấp cho quạt làm mát.
- Điện áp 15V – 18V: Sẽ cung cấp cho tầng khuếch đại xung (hay là sò công suất IGBT Drive).
3. Bộ phận: IGBT (Sò công suất có chân là G-C-E)
IGBT là thành phần tiêu hao công suất của bếp từ, có nhiệm vụ đóng mở nhanh chóng các tần số cao và tạo ra dòng điện cao tần. Dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây dẫn của bếp từ và sau đó sinh ra từ trường ở trong phạm vi khoảng vài mm ở trên mặt kính bếp và làm nóng cho đáy nồi, chảo.
4. Bộ phận: Cuộn dây Panel của bếp từ (Coil Panel)
Với mỗi loại bếp từ đều được trang bị một cuộn dây Panel. Cuộn dây này đóng vai trò phát ra nguồn từ trường và tạo ra dòng điện Foucault ở trên đáy xoong, nồi ngay lập tức thì đáy xoong, nồi sẽ sinh ra nhiệt giúp làm nóng và nấu chín đồ ăn.
5. Bộ phận: IGBT Drive – Tầng khuếch đại thúc
Bộ phận này có nhiệm vụ và chức năng khuếch đại xung điện tốt nhất. Với điện áp từ 15V – 18V trước khi đưa đến chân G của sò công suất IGBT.
6. Bộ phận: Temp – Các cảm biến nhiệt độ
Các dòng bếp từ được trang bị 2 cảm biến nhiệt độ. Trong đó, một cảm biến nhiệt độ sẽ được gắn ở dưới đáy dụng cụ nấu để theo dõi nhiệt độ của nồi, chảo khi nấu thức ăn. Điều này sẽ giúp cho công việc nấu ăn trở nên an toàn và tiết kiệm điện năng.
Và một cảm biến còn lại sẽ được lắp đặt ở ốc bắt sò công suất để theo dõi nhiệt độ của sò công suất IGBT.
7. Bộ phận: MCU (Khối vi xử lý)
MCU được vận hành theo nguyên lý đã được lập trình sẵn từ chương trình gốc. Bộ phận này sẽ hoạt động sau khi đã nhận dữ liệu được từ người dùng thiết lập thao tác ở trên bảng điều khiển của bếp từ. Và sau đó, MCU sẽ phát ra xung điện để điều khiển sò công suất vận hành.
Ngoài ra, MCU còn có khả năng phát hiện ra xoong, nồi ở trên bếp không. Nếu như bếp không có xoong, nồi hay trong xoong, nồi không có gì thì sẽ tự động ngắt hoạt động của sò công suất.
Và MCU còn có nhiệm vụ kiểm soát được nhiệt độ của các dụng cụ nấu và sò công suất. Khi nhiệt độ lên quá cao, MCU ra tín hiệu cho sò công suất tạm nghỉ nhằm bảo vệ cho sò công suất và các linh kiện khác ở trong mạch.
8. Các phím bấm
Các phím bấm ở trên bảng điều khiển vô cùng nhạy bén đó là các thiết lập mà người dùng thường hay sử dụng khi chế biến. Với các phím này hoạt động dưới sự điều khiển của CPU.
9. FAN – quạt làm mát
Quạt làm mát là trang bị không thể thiếu được trong sơ đồ mạch điện bếp từ khi nó có vai trò làm mát cho IGBT và các linh kiện ở bên trong bếp từ.
10. Tín hiệu đồng bộ
Tín hiệu đồng bộ này được phát ra từ hai đầu cuộn dây để làm việc của bếp từ. Bộ phận này có vai trò hỗ trợ cho CPU phát hiện ra đang có nồi, chảo đặt trên bếp hay không.
11. Chuông báo
Sơ đồ mạch điện bếp từ được trang bị các Display hay hệ thống đèn Led. Nó thường có gam màu đỏ hay xanh và được người dùng sử dụng để biết các chế độ nấu, đun, nhiệt độ của bếp từ.
12. Điện áp và dòng điện của bếp
Bộ phận này chính là các tín hiệu để khối vi xử lý CPU nắm được tình hình điện áp và dòng điện đang hoạt động như thế nào.
13. OC – Báo quá dòng
Khi bếp hoạt động ở mức công suất cao thì bộ phận này sẽ báo quá dòng giúp cho khối vi xử lý CPU nắm được tình trạng và xử lý bằng cách tạm ngưng hoạt động của bếp. Điều này, nó giúp cho bếp từ hoạt động bền bỉ và tuổi thọ cao hơn.
14. OV – Báo quá áp
Bộ phận này vô cùng quan trọng khi luôn ở trong trạng thái thường trực theo dõi tình trạng quá áp ở trên cuộn dây. Trong trường hợp quá áp ở trên cuộn dây, thì tín hiệu này sẽ được chuyển đến CPU để CPU cho bếp nghỉ nhằm tránh điện áp tăng cao làm hỏng bếp từ.
Hy vọng qua bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về sơ đồ mạch bếp từ. Nếu như các bạn hiểu rõ được về mạch bếp từ thì có thể tìm ra được nguyên nhân, cách khắc phục khi trong quá trình sử dụng không may gặp phải lỗi.