1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Giới thiệu sơ đồ mạch bếp từ ngắn gọn và dễ hiểu

Trong quá trình sử dụng, bếp từ có thể xảy ra một số lỗi cơ bản thường gặp. Chính vì vậy khi tìm hiểu hay chọn mua bếp từ, ta cần phải tìm hiểu sơ đồ mạch bếp từ để khi sử dụng gặp các vấn đề hỏng hóc, thì có thể khắc phục và sửa chữa được. 

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Sơ đồ mạch bếp từ là gì?

Thực ra, trong mỗi loại bếp nấu như: bếp từ hay bếp điện từ,… chung quy là các dòng bếp sử dụng nguồn điện năng đều cần có 1 sơ đồ mạch điện để thực hiện nguyên lý hoạt động, tạo ra dòng điện, dòng từ trường giúp làm nóng đáy nồi (bếp từ) hoặc nóng bề mặt bếp (bếp hồng ngoại, bếp điện từ) để làm chín thức ăn qua các vật dụng như xoong, nồi và chảo. Và sơ đồ mạch điện của bếp từ đóng vai trò quyết định đến sự xuất hiện của nguồn điện cũng như từ trường sản sinh ra để hoàn thành nhiệm vụ này.

Giải thích sơ đồ mạch bếp từ

Bếp từ nói chung gồm có các khối sau:

1. Khối nguồn

Từ điện áp 220V đầu vào, qua 03 diot chỉnh lưu thành điện DC, lọc phẳng trên tụ EC19 để để cấp cho khối nguồn xung.

Nhiệm vụ khối nguồn xung là tạo ra điện áp 18VDC cung cấp giúp điều khiển IGBT, cấp cho quạt bếp từ và tạo điện áp 5VDC cấp cho vi xử lý và cảm biến của bếp. Ở đây khối nguồn xung sử dụng IC nguồn VIPer12A.

Giải thích sơ đồ mạch bếp từ
Giải thích sơ đồ mạch bếp từ

2. Khối công suất

Gồm:

  • Khối tạo áp 300VDC: Nguồn đầu vào 220VAC => nắn chỉnh lưu qua cầu diot BD và lọc phẳng qua tụ C4. Cuộn cảm L1 để chặn các xung cao tần khi IGBT đóng cắt ở tần số cao.
  • Mạch LC giúp tạo năng lượng từ trường (cuộn cảm ở đây sẽ là mâm từ).
  • IGBT và khối điều khiển IGBT, đóng ngắt tần số cao, tạo dao động trên mạch LC.

3. Mạch nhận nồi

  • Trước mạch LC, điện áp qua các điện trở hạn dòng R3, R17 và R19 , rồi được phân áp qua  R14, sau đó báo về chân 20 của VXL.
  • Sau mạch LC, điện áp được báo về chân 19 của VXL qua các trở gánh R4, R5, R32, R37 và  R24.
  • Khi có nồi, thì sẽ có sự tiêu thụ năng lượng ở trên mạch LC, dẫn đến áp báo về chân 19 & chân 20 của VXL bị chênh lệch, VXL hiểu có nồi và xuất xung từ chân 3 của VXL để điều khiển IGBT đóng cắt tạo sự dao động trên mạch LC, lúc này bếp từ hoạt động.
  • Ngược lại khi không có sự chênh lệch điện áp  báo về chân 19 & 20 của VXL, thì VXL sẽ không xuất xung để điều khiển IGBT.
  • Một số dòng bếp từ, mạch nhận nồi sử dụng thêm IC khuếch đại thuật toán LM358 trước khi báo về VXL.

4. Khối vi xử lý

Khối vi xử lý bếp từ sử dụng IC vi xử lý CHK S007.

Giới thiệu sơ đồ mạch bếp từ ngắn gọn và dễ hiểu 
Giới thiệu sơ đồ mạch bếp từ ngắn gọn và dễ hiểu

5. Các mạch bảo vệ

Gồm: 

  • Cầu chì bảo vệ đầu vào.
  • Sensor báo quá nhiệt của IGBT về chân 12 VXL.
  • Sensor báo quá nhiệt của mâm từ về chân 11 VXL.
  • Mạch bảo vệ quá dòng của IGBT, lấy mẫu từ từ điện trở shunt RK1, báo về chân 16 & 17 của VXL.
  • Mạch bảo vệ quá áp của lưới điện (thường thì trên 400V sẽ gây hỏng IGBT) vào chân 1 của VXL: D1, D2, R1, R29, C2,  R40, R11 và C7. Mẫu điện áp được lấy qua các diot, tụ trở vào chân 01. Nếu điện áp vượt quá 400V thì VXL sẽ ngắt xung  điều khiển IGBT để bảo vệ IGBT.
  • Mạch phát hiện điện áp vào chân 10 VXL: D1, D2, R29 và R26, lọc mịn qua EC14, qua cầu phân áp R12 vào chân 10  để lấy mẫu điện áo, phát hiện điện áp dao động từ 150V-250V là bình thường , nếu thấp quá hoặc cao quá vi xử lý sẽ  ra lệnh bảo vệ. Đồng thời trong quá trình nấu bếp, khi điện áp thay đổi, vi xử lý sẽ tự động điều chỉnh xung điều khiển  IGBT để công suất bếp không đổi trong quá trình hoạt động.

6. Bo hiển thị và điều khiển của bếp từ

Bo hiển thị & điều khiển của bếp từ được kết nối với bo công suất của CN7.

7. Loa và quạt

  •  Mạch loa: Phát ra âm thanh để ảnh báo hoặc âm thanh của một thao tác lệnh.
  •  Mạch quạt: Nếu quạt bếp từ không hoạt động thì khi bếp hoạt động được một lúc, IGBT sẽ nóng lên, bếp sẽ báo lỗi thông qua sensor theo dõi nhiệt độ IGBT gắn ở trên miếng nhôm tản nhiệt.

Trên đây là toàn bộ bài chia sẻ ngắn gọn của chúng tôi về sơ đồ mạch bếp từ và nguyên lý hoạt động của nó, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn một chút về kiến thức vô cùng phức tạp này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

Tin tức liên quan
Tìm hiểu sơ đồ các bộ phận của mạch bếp từ Sunhouse

Tìm hiểu sơ đồ các bộ phận của mạch bếp từ Sunhouse

Tìm hiểu sơ đồ mạch bếp từ là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao?

Tìm hiểu sơ đồ mạch bếp từ là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao?

Tìm hiểu chi tiết bo mạch bếp từ Sunhouse

Tìm hiểu chi tiết bo mạch bếp từ Sunhouse

Đánh giá bếp từ đôi Chefs EH-DIH2000A: Thiết kế đơn giản, độ an toàn cực lớn

Đánh giá bếp từ đôi Chefs EH-DIH2000A: Thiết kế đơn giản, độ an toàn cực lớn

Nên mua bếp từ Bosch hay bếp từ Hafele cho gia đình?

Nên mua bếp từ Bosch hay bếp từ Hafele cho gia đình?

Người tiêu dùng Việt có nên mua bếp từ Arber không?

Người tiêu dùng Việt có nên mua bếp từ Arber không?

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất