Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Thai giáo từ tháng thứ mấy hiệu quả
1.1. Các mốc phát triển của thai nhi mẹ cần biết
1.1.1. Phát triển thính giác
Cơ quan thính giác bắt đầu xuất hiện từ ngay tuần thứ 3 của thai kỳ. Theo đó, đến tháng thứ 5, thai nhi sẽ bắt đầu nhận biết được những âm thanh có trong cơ thể mẹ như nhịp tim, mạch đập và đến tháng thứ 7 bé sẽ có khả năng tiếp nhận ngôn ngữ và những âm thanh có tiết tấu giống như tiếng nhạc.
Thính giác bắt đầu phát triển từ tuần thứ 3 của thai kỳ.
1.1.2. Phát triển thị giác
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 26, mí mắt sẽ bắt đầu được mở ra, lúc này bé có thể biết cách phân biệt các luồng ánh sáng trong bụng mẹ. Sang tuần thứ 33 bé đã có thể nhìn mọi thứ một cách hơi mờ mờ và cảm nhận được ánh sáng ở môi trường bên ngoài. Vì thế, mẹ có thể rèn luyện cho bé bằng việc bật tắt đèn lần lượt.
Bé bắt đầu cảm nhận ánh sáng từ tuần thứ 26.
1.1.3. Phát triển vị giác
Vị giác đến với thai nhi rất sớm, ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ và sẽ hoàn thiện ở ngay tuần thứ 15. Chính vì vậy, việc nên thai giáo từ tháng thứ mấy hay kết hợp chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu như thế nào cũng phải được quyết định từ rất sớm vì bất cứ thứ gì mẹ ăn vào bé đều đã có thể cảm nhận được.
1.1.4. Phát triển khứu giác
Để phát hiện được mùi vị, cơ quan thính giác của bé đến tuần thứ 28 mới có thể hoàn thiện. Tuy nhiên từ tuần 13 bé đã có những phản ứng nhất định thông qua những loại mùi có trong nước ối.
1.2. Nên thai giáo từ tuần thứ bao nhiêu?
Ở mỗi một giai đoạn, thai nhi lại có sự phát triển khác nhau về mặt thể chất cũng như cảm xúc và các giác quan. Vì vậy, cha mẹ có thể kết hợp các phương pháp phù hợp cho từng giai đoạn. Thời điểm thích hợp để bắt đầu thai giáo cho trẻ là từ tháng thứ hai của thai kỳ. Bên cạnh việc thai giáo, mẹ cũng nên thực hiện việc theo dõi và khám sức khỏe thai kỳ tại bệnh viện để biết được thể trạng và bổ sung các chất cần thiết cho bé.
Gợi ý nên thai giáo từ tuần bao nhiêu?
2. Những lưu ý khi thực hiện thai giáo cho bé
2.1. Mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Quan trọng không kém trong việc thai giáo cho bé là những nguyên tắc và lưu ý khi thực hiện. Đầu tiên, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngoài khẩu phần ăn hằng ngày cần bổ sung thêm sữa và các loại vitamin thiết yếu cho bà bầu. Tuy nhiên, chỉ cần cung cấp theo đúng nhu cầu, tránh dung nạp quá nhiều có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ hay những tác dụng ngược lại.
2.2. Duy trì mọi hoạt động ở mức vừa phải, hợp lý
Những hoạt động thai giáo như nghe nhạc, massage hay đọc sách cho bé đều cần thiết, tuy nhiên chỉ nên thực hiện ở mức độ vừa phải, không nên cố nghe loại nhạc mà mình không thích hoặc vận động quá sức.
Mẹ có thể kết hợp một số bài tập yoga đơn giản.
2.3. Mẹ luôn giữ cho tinh thần thật thoải mái, sảng khoái
Tâm lý là yếu tố cực kỳ quan trọng khi trong quá trình mang thai và thực hiện thai giáo. Theo đó, mẹ bầu cần giữ cho tinh thần thật thoải mái, hạn chế việc xúc động mạnh, căng thẳng hoặc cáu giận. Tâm trạng và cảm xúc của mẹ khi mang bầu ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách và các chỉ số khác như IQ, EQ của đứa trẻ khi chào đời.
Nên thai giáo từ tháng thứ mấy để bé phát triển về IQ.
2.4. Các phương pháp mẹ có thể áp dụng khi thai giáo cho trẻ
Một vài phương pháp thai giáo mà mẹ có thể áp dụng để giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần như sau:
- Phương pháp thai giáo bằng âm thanh: Cho bé nghe nhạc, trò chuyện cùng với bé hoặc đọc truyện…
- Phương pháp thai giáo bằng tiếp xúc: Đặt tay nhẹ nhàng lên bụng hoặc massage, cho bé những cử chỉ thân mật và âu yếm…
- Phương pháp thai giáo bằng ánh sáng: Thay đổi môi trường ánh sáng bằng cách bật tắt đèn, ngắm nhìn hình ảnh đẹp…
- Phương pháp thai giáo bằng cảm xúc: Giữ cho tâm trạng luôn ổn định, vui vẻ, lạc quan cùng bé viết nhật ký…
- Phương pháp thai giáo bằng dinh dưỡng: Thiết kế chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho cả mẹ và bé…
Trên đây những gợi ý chi tiết liên quan tới băn khoăn thai giáo từ tháng thứ mấy là tốt nhất của rất nhiều bậc phụ huynh. Như vậy, bạn có thể bắt đầu thực hiện phương pháp này ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ.