Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Giống carbohydrat trong những năm gần đây, chất béo đã bị cáo buộc là “có hại”. Quá nhiều chất béo có thể sẽ gây hại, nhưng một số loại chất béo thực sự tốt cho chúng ta và là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Chất béo
Chất béo có trong nhiều loại thực phẩm
Chất béo là những chất dinh dưỡng trong thực phẩm mà cơ thể sử dụng để xây dựng các mô thần kinh (bao gồm não và dây thần kinh) và hormone. Cơ thể chúng ta cần sử dụng chất béo để làm nhiên liệu. Nếu chất béo chúng ta ăn vào không được đốt cháy tiêu thụ thì chúng sẽ tích trữ lại trong cơ thể, các tế bào chất béo. Việc này hướng chúng ta đến suy nghĩ: Bằng cách tiết kiệm chất béo để sử dụng trong tương lai, cơ thể lập trình sử dụng khi nguồn thức ăn có thể bị khan hiếm.
Chất béo cho hương vị và kết cấu của thực phẩm, nhưng nó chứa hàm lượng calo cao vì vậy khi dư thừa, các loại thực phẩm chứa chất béo có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.
Đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, các món tráng miệng và đồ ăn nhanh (bao gồm khoai tây chiên, bánh socola, bánh ngọt, bánh rán và bánh quy) là những nguồn thực phẩm chứa chất béo. Trẻ nhỏ cũng nhận được chất béo từ sữa tươi nguyên kem va thịt có chứa nhiều chất béo như thịt xông khói, xúc xích và những miếng thịt đỏ.
Dĩ nhiên, đồ ăn nhanh và các bữa ăn mua về có xu hướng nhiều chất béo hơn đồ ăn gia đình, và những nhà hàng, các món chiên thường chứa hàm lượng chất béo lớn nhất. Chất béo cũng có thể nằm “ẩn” trong những nguồn thực phẩm như kem, nước sốt, phomai.
Tuy nhiên, chất béo vẫn là một phần quan trọng trong chế độ ăn lành mạnh nếu trẻ được ăn các loại chất béo lành mạnh với một lượng đủ như khuyến cáo.
Tại sao một số loại chất béo lành mạnh
Chất béo nào là lành mạnh?
Cung cấp đủ lượng chất béo lành mạnh là cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Trẻ vị thành niên, trẻ em, đặc biệt cần cung cấp đủ lượng chất béo lành mạnh vào chế độ ăn của chúng để giúp phát triển não và hệ thống thần kinh.
Bên cạnh việc tích trữ năng lượng cho cơ thể, chất béo còn”
– Giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin (vitamin A, D, E và K là những chất béo hoà tan, có nghĩa là những vitamin này chỉ có thể được hấp thụ nếu có chất béo trong chế độ của một người)
– Là các khối xây dựng của hormon
– Cần thiết để ngăn cách các mô hệ thống thần kinh trong cơ thể
– Giúp con người cảm thấy đầy đủ vì ít khi phải ăn quá nhiều
Chất béo là nguồn năng lượng dồi dào nhất khi có gấp đôi lượng calo so với carbohydrat hoặc protein. Chẳng hạn, 1g chất béo cung cấp 9 calo, trong khi đó 1 g carbohydrat hoặc protein cung cấp 4 calo.
Chế độ ăn ít chất béo có xu hướng gia tăng trong nhiều năm qua, tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng ít chất béo hay không chứa chất béo có lẽ đang đi quá xa, vượt qua các loại chất béo phức tạp tự nhiên và cách chất béo hoạt động trong cơ thể.
Các loại chất béo
Dầu oliu chứa chất béo không bão hoà đơn
Để giúp bạn hiểu rõ các loại chất béo, chúng tôi đã chia ra thành ba loại chất béo chính:
– Chất béo không bão hoà: Được tìm thấy trong thức ăn thực vật và các, một số chất béo được xem như là trung tính hoặc thậm chí là có lợi cho sức khoẻ tim mạch. Các chất béo không bão hoà là:
+ Chất béo không bão hoà đơn, được tìm thấy trong quả bơ và dầu ooliu, đậu phộng và dầu canola
+ Chất béo không bão hoà đa, được tìm thất trong hầy hết các loại dầu thực vật.
+ Acid béo Omega – 3, một loại chất chất không bão hoà đa được tìm thấy trong cá nhiều dầu như cá ngừ và cá hồi.
– Chất béo bão hoà: Được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ động vật khác, chẳng hạn như bơ động vật, mỡ lợn, phomat và sữa (trừ sữa gầy và sữa không béo), chất béo bão hoà cũng có trong dầu cọ và dầu dừa, thường được sử dụng trong thực phẩm nướng thương mại. Ăn quá nhiều chất béo bão hoà có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và làm tăng nguy cơ bệnh tim.
– Chất béo chuyển hoá (trans fats): Được tìm thấy trong bơ thực vật, đồ ăn nhanh thương mại, các thực phẩm nướng, và một số thực phẩm rán thương mại, chất béo chuyển hoá (còn được gọi tên khác là acid béo chuyển hoá) được tạo ra khi dầu thực vật bị hydro hoá.
Giống chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá có thể làm tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ bệnh tim. Các nhà sản xuất thực phẩm đã phải liệt kê danh sách các chất béo chuyển hoá trên nhãn thực phẩm.
(còn tiếp)
Minh Hường
(Theo kidhealth)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam