Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Có ba loại chất béo chính bao gồm: chất béo không bão hoà, chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá. Trong đó chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá được khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều vì có thể dẫn tới bệnh về tim mạch. Để tìm được các sản phẩm chứa chất béo lành mạnh và có chế độ ăn uống hợp lý, chúng tôi khuyên bạn nên làm những việc sau:
Nhìn vào nhãn dán
Bạn nên xem kỹ nhãn thực phẩm để biết lượng chất béo cung cấp
Khi bạn đi mua sắn thực phẩm hãy đọc nhãn dán trên bao bì. Việc này rất quan trọng để bạn biết được rằng con bạn có thể ăn một lượng khẩu phần lớn hơn phần ghi trên nhãn. Chẳng hạn, một túi chứa ngô chiên có thể liệt kê 12 loại cho một khẩu phần. Tuy nhiên con bạn có thể dễ dàng ăn gấp 2 đến 3 lần lượng đó. Vì vậy chắc chắn bạn nên chú tâm tới lượng khẩu phần trẻ ăn.
Khi nói đến thành phần chất béo, các nhãn có thể thể hiện bằng nhiều cách. Ít chất béo (low-fat), hàm lượng chất béo được cắt giảm (reduced fat), thực phẩm chứa lượng calo thấp (light or lite) và không chứa chất béo là những thuật ngữ phổ biến trên các bao bì thực phẩm. Chính phủ đã quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng hai trong số những cụm từ trên như sau:
– Thực phẩm không chứa chất béo có thể chứa không quá 0.5g chất béo trên một khẩu phần phục vụ.
– Thực phẩm ít chất béo có thể chứa 3g chất béo hoặc ít hơn trên một khẩu phần phục vụ
– Thực phẩm giảm hàm lượng chất béo và thực phẩm chứa lượng chất béo không đáng kể, lượng calo thấp thì quy định phức tạp hơn và bạn có thể phải làm một số phép tính toán học. Chẳng hạn yêu cầu cho thực phẩm ghi nhãn chứa lượng calo thấp thì phải chứa ít hơn 50% lượng chất béo hoặc thấp hơn 1/3 lượng calo trên một khẩu phần phục vụ so với mức cung cấp thông thường của thực phẩm đó.
Nhãn thực phẩm giảm hàm lượng chất béo phải chứa ít hơn 25% lượng chất béo trên một khẩu phần phục vụ so với lượng thông thường. Tuy nhiên nếu lượng thông thường của một thực phẩm cụ thể có chứa lượng chất béo cao thì việc giảm 25% đến 50% cũng không mấy làm hạ thấp hàm lượng chất béo, để bạn có lựa chọn thông minh cho việc ăn vặt. Ví dụ, nguyên gốc của bơ đậu phộng chứa 16g chất béo và loại giảm hàm lượng chất béo chứa khoảng 12g, thì đây vẫn còn chứa nhiều chất béo.
Bạn đừng mong đợi nhãn sản phẩm sẽ nói lên tất cả. Phần trăm lượng chất béo trên thực phẩm không thường không được liệt kê trên nhãn. Tuy nhiên bạn cũng có thể dễ dàng tính được. Lấy lượng calo chất béo chia cho tổng lượng calo rồi nhân với 100. Chẳng hạn, nếu trên nhãn thực phẩm ghi lượng 300 calo thực phẩm chứa 60 calo chất béo, bạn lấy 60 chia cho 300 rồi nhân với 100. Kết quả cho thấy thực phẩm chứa 20% lượng calo từ chất béo
Trẻ nhỏ cần bao nhiêu lượng chất béo?
Kiểm soát lượng chất béo trẻ ăn là rất cần thiết
Mặc dù một số người có suy nghĩ có vẻ khôn ngoan là cắt giảm lượng chất béo hoàn toàn hoặc quá giới hạn của nó. Tuy nhiên chất béo rất quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ.
Đặc biệt với trẻ nhỏ, chất béo và cholesterol đóng vai tròng quan trọng trong phát triển não bộ. Với trẻ dưới 2 tuổi, chất béo không nên bị hạn chế. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên ăn đa dạng khẩu phần với khoảng 30% đến 35% lượng calo tới từ chất béo. Trẻ từ 4 đến 18 tuổi, khuyến cáo khoảng 25% đến 35% calo từ chất béo.
Chế độ chất béo phù hợp cho gia đình bạn
Tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho cả gia đình
Mặc dù ăn đủ lượng chất béo là một phần quan trọng trong chế độ ăn lành mạnh, nhưng trên thực tế trẻ nhỏ ngày nay đang ăn quá nhiều chất béo. Và chất béo dư thừa có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân. Trẻ nhỏ có trọng lượng dư thừa vào tuổi trưởng thành thường gặp nhiều nguy cơ mắc các bệnh về tim, huyết áp cao và tiểu đường.
Dưới đây là một số cách để kiểm soát lượng chất béo bạn ăn trong phạm vi khuyến nghị:
– Sử dụng các thực phẩm tự nhiên ít béo chẳng hạn như rau và quả, ngũ cốc, thịt nạc và cá cũng như các sản phẩm từ sữa ít béo.
– Chọn chất béo lành mạnh, chất béo không no khi đun nấu và giảm lượng bạn sử dụng.
– Khi nấu thịt, cá hay thịt gia cầm, bạn nên nướng trên giàn nướng bởi phương pháp này làm cho các các giọt chất béo chảy xuống khay, làm cắt giảm lượng calo. Mặc khác, khi bạn chiên thức ăn, thực phẩm sẽ ngấm thêm chất béo. Bỏ da gà, da vịt cũng là một cách.
– Cảnh giác với những bao bì ghi giảm hàm lượng chất béo hay hàm lượng chất béo thấp. Những sản phẩm này thường cho thêm rất nhiều đường và chứa nhiều calo.
– Bạn nên tự chuẩn bị đồ ăn tại nhà sau đó mang tới trường, cơ quan hay nơi du lịch thay vì đi tới một quán ăn nhanh hoặc bạn gửi trẻ ăn theo chế độ lành mạnh của trường.
– Nếu bạn ăn tối ở ngoài, hãy giúp con mình lựa chọn cân bằng các thực phẩm chức không chứa quá nhiều chất béo. Chẳng hạn, chọn một chút rau xanh thay và sử dụng thức ăn ít béo. Chọn món nướng, hấp thay vì chiên. Tốt nhất bạn nên giới hạn số lần tới các quán ăn nhanh.
– Cách hiệu quả nhất để dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh chính là thiết lập hình ảnh của bạn thật tốt. Uu tiên chế biến các thức ăn bổ dưỡng bằng cách dạy con bạn cách tự chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh. Tạo dựng thói quen ăn uống hợp lý, lựa chọn thực phẩm một cách khôn ngoan và tập thể dục thường xuyên là chìa khoá quan trọng cho lối sống lành mạnh.
Minh Hường
(Theo kidshealth)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam