Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Websosanh – Khi nào chúng ta nên bắt đầu đánh răng cho trẻ? Câu trả lời là ngay khi trẻ mọc răng. Bạn nên bắt đầu làm sạch miệng bé bằng một chiếc khăn sạch ẩm trước cả khi bất kỳ một chiếc răng nào xuất hiện. Sâu răng – mặc dù phần lớn sẽ được phòng ngừa nếu được chăm sóc tốt – nhưng lại là một trong những bệnh mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi từ 6 đến 19 tuổi. Ở độ tuổi mẫu giáo, có hơn 40% trẻ bị sâu răng.
Chú ý bảo vệ răng miệng cho trẻ là một công việc quan trọng mà các bậc cha mẹ có thể làm. Dưới đây là 8 bước trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ.
Bắt đầu sớm
Con của các bạn nên được đến gặp nha sĩ từ sinh nhật đầu tiên của mình. Chăm sóc, phòng ngừa sớm sẽ tiết kiệm tiền bạc trong thời gian dài. Một báo cáo của CDC cho thấy chi phí chăm sóc nha khoa chiếm gần 40% thấp hơn giai đoạn 5 năm cho những đứa trẻ gặp nha sĩ vào lúc 5 tuổi.
Dạy thói quen tốt
Rèn cho bé thói quen đánh răng
Đánh răng là một công việc rất quan trọng. Ngay cả trước khi bé mọc răng, bạn cũng có thể nhẹ nhàng chà nước của bé. Bạn nên dùng bàn chải đánh răng thấm nước để đánh răng cho bé, hoặc làm sạch chúng bằng một chiếc khăn sạch mềm.
Theo Beverly Largent, một nha sỹ ở bang Paducah (KY), cũng là cựu chủ tịch của Viện Hàn Lâm Nhi khoa Mỹ thì “Rất nhiều người nghĩ rằng họ không cần phải đánh răng cho em bé”, và “Nếu bé chỉ mới có một chiếc răng thì bạn có thể sử dụng gạc để làm sạch”.
Largent cho hay: Khi bé mọc răng, bạn nên chải răng hai lần mỗi ngày với bàn chải dành cho trẻ sơ sinh và kem đánh răng có chứa fluor. Bắt đầu dùng chỉ nha khoa khi hai chiếc răng chạm vào nhau. Hỏi nha sĩ của bạn về kỹ thuật và lịch trình.
Bé chỉ nên dùng chỉ nha khoa theo đúng hướng dẫn của nha sĩ
Bàn chải và chỉ nha khoa chỉ sử dụng trước khi đi ngủ. Không ăn hoặc uống thêm bất kỳ thực phẩm nào, trừ nước cho đến sáng hôm sau.
Nha sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên sử dụng nước súc miệng. Nhưng theo Mary Hayer, một nha sĩ nhi khoa ở Chicago đã nói: “Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên đợi cho đến khi con mình chắc chắn có thể nhổ được nước súc miệng ra thì hãy dùng. Nước súc miệng dùng để tẩy rửa chứ không phải là một loại nước giải khát.”
Tránh các bình chứa thực phẩm gây sâu răng
Bạn không nên để những đứa trẻ sơ sinh hay lớn hơn một chút đi ngủ với một chai nước trái cây hoặc sữa. Nước đường sẽ bám vào răng bé làm vi khuẩn phát triển, có thể gây sâu răng. Nếu bạn phải đưa cho trẻ một cái chai để bé đi ngủ thì chắc chắn nó chỉ có duy nhất nước lọc mà thôi.
Bỏ qua nước ép hoa quả
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nước ép hoa quả làm một lựa chọn lành mạnh, có thể uống suốt một ngày dài, tuy nhiên nó không hoàn toàn đúng. Khi bé sử dụng như vậy sẽ dễ dẫn tới bệnh béo phì và sâu răng.
Hayes khuyến cáo: Các bậc cha mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng quá 120 ml nước ép 100% trái cây mỗi ngày và hạn chế các đồ uống và thực phẩm có đường vào bữa ăn. Sử dụng nước ép trái cây một cách hợp lý.
Kiểm soát bình tập uống
Một bình tập uống sẽ giúp những đứa trẻ chuyển từ uống bình sang uống cốc thường. Nhiều đứa trẻ thích ngậm cái bình cả ngày. Nha sĩ Largent cho rằng “Hội chứng kéo dài thời gian của bình tập uống có thể là nguyên nhân gây sâu răng mặt trọng của răng trước” nếu các đồ uống trong bình tập uống có chứa đường.
Núm vú giả
Núm vú giả được sử dụng trong năm đầu đời có thể giúp ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Theo Tổ chức Nhi khoa Hoa Kỳ đưa lời khuyên sử dụng một núm vú giả khi đặt trẻ ngủ nhưng không nên để kéo dài. Sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến vị trí các răng trên và dưới (hành động “cắn”) hoặc có thể ảnh hưởng đến hình dạng của miệng.
Không nên cho bé ngậm núm vú giả trong thời gian dài
Nha sĩ Largent cho rằng: “Núm vú giả dành cho trẻ sơ sinh, không dành cho trẻ mẫu giáo”. Bà không khuyến khích sử dụng chúng trong thời gian dài ngay cả khi “răng mọc đúng vị trí”, khuyến cáo nên ngừng sử dụng núm vú giả khi trẻ được 2 tuổi. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nến bé có thói quen ngậm núm vú giả khi bé trên 3 tuổi.
Cẩn thận với các loại thuốc
Nha sĩ Hayes khuyến cáo, thuốc cho trẻ nhỏ thường bổ sung hương thơm và vị ngọt. Nếu chúng bám trên răng thì nguy cơ sâu răng của trẻ sẽ tăng lên. Bà cũng cho hay: những đứa trẻ phải dùng thuốc để điều trị các bệnh mãn tính như hen suyễn và bệnh tim thì thường có tỷ lệ sâu răng cao.
Kháng sinh và một số thuốc điều trị bệnh hen suyễn có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nấm candida (nấm men), có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây bệnh nấm miệng. Dấu hiệu của bệnh là đóng các mảng trắng trên lưỡi và trong miệng.
Nha sĩ Hayes khuyên bạn nên nói chuyện với nha sĩ về thời gian chải răng cho bé nếu bé đang dùng thuốc trong thời gian dài. Nó có thể là 4 lần một ngày.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Nếu đứa trẻ nhà bạn làm ầm lên mỗi khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa và chải lợi, thì đừng để mặc chúng. Hãy cho chúng biết rằng chúng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nghiêm túc chăm sóc răng miệng.
Hãy cùng trẻ chăm sóc răng miệng mỗi ngày
Hayes nói “Đây là một việc phải được thực hiện “Nhưng bà có một số mẹo nhỏ giúp các bậc cha mẹ dụ trẻ làm sạch răng miệng hơn là miễn cưỡng ép buộc trẻ làm việc này.
Hãy kiên nhẫn. Trẻ có thể bắt đầu chải răng của chúng với sự giúp đỡ của một đứa trẻ khác lớn hơn khoảng 2 hoặc 3 tuổi. Chúng không sẵn sàng làm việc đó một mình cho đến khi được 6 tuổi. Bà Largent cho rằng: “Nhứng đứa trẻ có thể tự chải răng khi chúng tự thắt nơ giầy hoặc viết vào một bản thảo.”Các kỹ năng dùng chỉ nha khoa sẽ không được thành thạo cho đến khi trẻ được 10 tuổi.
Không nên đợi quá muộn. Hãy thử đánh răng, dùng chỉ nha khoa và rửa, khi trẻ không quá mệt mỏi. Bạn có thể nhận được nhiều sự hợp tác hơn từ con mình.
Hãy chọn những sản phẩm chăm sóc răng miệng cho trẻ phù hợp theo từng lứa tuổi. Trẻ em trên 5 tuổi có thể tự chọn kem đánh răng riêng theo sự chấp nhận của bạn.
Động viên trẻ. Bạn có thể dán sao khi bé đánh răng chăm chỉ hoặc cùng đánh răng với con. Trẻ có nhiều khả năng tham gia đánh răng khi thấy người lớn đánh răng.
Minh Hường
(Theo WebMD)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam