Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nối tiếp với phần I các triệu chứng của bệnh trầm sau sinh, với phần II này chúng tôi cho bạn biết những triệu chứng lo lắng sau sinh và trợ giúp cho những bà mẹ mắc phải các chứng bệnh này.
Triệu chứng lo lắng sau sinh
Chứng lo lắng sau sinh
Bạn có thể cảm thấy lo lắng sau khi sinh nếu bạn đã có một đứa trẻ trong vòng 12 tháng qua và đang gặp một số các triệu chứng sau:
– Suy nghĩ của bạn như đang chạy đua. Bạn cảm thấy không thể yên tĩnh trong tâm trí. Không thể giải quyết được việc gì cũng không thể thư giãn.
– Bạn cảm thấy như mình làm một việc nhiều lần chẳng hạn như rửa chai lọ, giặt quần áo trẻ em, dọn dẹp nhà cửa, làm vui lòng con nhỏ.
– Bạn đang lo lắng. Thực sự lo lắng về tất cả vào mọi lúc. Bạn có những suy nghĩ chẳng hạn như: “Tôi có làm việc này phải không? Chồng tôi sẽ trở về nhà từ chuyến công tác chứ? Con có thức dậy không? Con đã ăn đủ chưa? Tôi có làm điều gì chưa đúng với con? Không ai biết những suy nghĩ này để trấn an tinh thần bạn.
– Bạn có thể có những suy nghĩ đáng lo ngại, những suy nghĩ mà bạn đã không bao giờ có trước đây. Những suy nghĩ đáng sợ đó làm cho bạn tự hỏi liệu bạn có là chính bản thân mình. Chúng ập vào đầu bạn cho dù bạn biết chúng không đúng, rằng lo lắng như vậy không phải là con người thật của bạn. Những tư tưởng này có thể bắt đầu với những lời “Nếu như …”
– Bạn sợ phải ở một mình với con vì những suy nghĩ đáng sợ hoặc những lo lắng. Bạn cũng sợ vật dụng trong nhà có khả năng gây hại chẳng hạn như dao trong nhà bếp hoặc cầu thang, và bạn tránh chúng như tránh bệnh dịch hạch vậy.
– Bạn cảm thấy không an toàn nên thường phải kiểm tra mọi thứ liên tục. “Tôi đã khóa cửa chưa? Tôi đã khóa xe chưa? Tôi đã tắt lò nướng chưa? Con vẫn thở chứ?”
– Bạn có thể có những triệu chứng như đau bụng hoặc đau đầu, run rẩy hoặc buồn nôn. Bạn thậm chí có thể có những cơn hoảng loạn.
– Bạn cảm thấy mình như một con thú bị giam cầm, đi qua đi lại trong lồng, và không thể thư giãn..
– Bạn không muốn ăn và không có cảm giác ngon miệng.
– Bạn gặp khó khăn với giấc ngủ. Mặc dù rất mệt mỏi, nhưng bạn không thể ngủ.
– Bạn cảm thấy một cảm giác sợ hãi, giống như một cái gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra.
– Bạn biết cái gì là sai. Bạn có thể không biết bạn có một tâm trạng lo lắng hoặc rối loạn sau sinh, nhưng bạn biết có gì đó không đúng. Và bạn nghĩ rằng bạn đã “điên”.
– Bạn sợ rằng đây là thực tế mới của bạn và rằng bạn đã mất “con người cũ” mãi mãi.
– Bạn sợ rằng nếu bạn tiếp cận giúp đỡ thì mọi người sẽ đánh giá bạn. Hoặc là bé của bạn sẽ bị tách ra khỏi bạn.
Chính xác là bạn đã trải qua những cảm giác và những suy nghĩ nào?
Chắc chắn bạn nên biết rằng bạn không phải một mình và bạn không phải là quái vật và cũng không phải là rất bất thường. Nếu bạn đang có những cảm xúc và triệu chứng như trên thì cũng chỉ là một bệnh thông thường mà có tới 15-20% phụ nữ mắc phải khi lần đầu làm mẹ, và họ hoàn toàn có thể điều trị khỏi.
Trợ giúp với những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh
Nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ có chuyên môn
– Lời khuyên tốt nhất của chúng tôi dành cho các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh, lo lắng sau sinh và các bệnh có liên quan, đó là liên hệ với các chuyên gia tâm lý và các chương trình điều trị trầm cảm sau sinh để những người có nhiều kinh nghiệm điều trị cho những phụ nữ mắc căn bệnh này.
– Nếu bạn đang mang thai và đang có các triệu chứng tương tự như những gì chúng tôi liệt kê ở trên, thì bạn cũng không nên lo lắng vì đó là những dấu hiệu bình thường.
– Bạn cũng có thể nói với bác sĩ của mình, đừng nên chịu đựng một mình hay cố gắng chờ đợi điều gì đó. Rối loạn tâm trạng và lo lắng sau sinh có thể là tạm thời nếu được điều trị với sự giúp đỡ chuyên nghiệp.
– Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng cho dù đã sinh được 1 năm thì dường như bạn đã chưa đưa tay ra cho những người xung quanh giúp đỡ để vượt qua khó khăn. Hãy gọi cho bác sĩ để nhận được sự trợ giúp tốt nhất.
– Một điều cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng: Nếu bạn đang có những khoảnh khắc mà gọi là chứng hoang tưởng, chẳng hạn liên quan đến ma quỷ hay đạo nào đó…, hoặc nếu bạn đang có những suy nghĩ làm tổn hại đến bản thân hoặc người khác,thì bạn thực sự cần giúp đỡ ngay lập tức. Những triệu chứng này đòi hỏi sự chú ý của người thân ngay lập tức trước khi bà mẹ có dấu hiệu của rối loạn tâm thần sau sinh. Nếu bà mẹ sau sinh có những triệu chứng này, chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, không còn là bình thường nữa. Và để tránh những điều đáng tiếc xảy ra thì những người thân cần bên cạnh cùng với các chuyên gia có kinh nghiệm giúp bà mẹ sau sinh ổn định lại tâm lý.
Minh Hường
(Theo postpartumprogress)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam