Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Đạm sữa (Protein)
Đạm sữa là một trong những thành phần rất quan trọng, dù là trong sữa mẹ hay trong sữa bột bởi nó hỗ trợ sự phát triển của hầu hết các bộ phận trong cơ thể, không những thế, nó còn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của bé.
Đạm sữa trong sữa bột/sữa công thức thường là sự kết hợp của đạm whey và đạm casein, một số loại thì chứa 100% đạm whey. Trong sữa mẹ, tỷ lệ giữa đạm whey và đạm casein là 60/40, vì vậy, để “mô phỏng” một cách giống nhất, nhiều thương hiệu sữa công thức cũng đã nghiên cứu sao cho ra tỷ lệ này.
Ngoài ra, đạm sữa còn có loại thủy phân hoàn toàn, có loại thủy phân một phần. Đạm sữa thủy phân hoàn toàn thường được dùng cho các trẻ dị ứng protein vì chúng rất dễ hấp thu, còn đạm sữa thủy phân một phần thì không có tác dụng chứa dị ứng, tuy nhiên, so với sữa công thức chiết xuất từ sữa bò thông thường thì sữa bột chứa đạm whey thủy phân một phần vẫn có khả năng làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng.
Thành phần bột đường (carbohydrate)
Nếu mẹ đã từng nghe đến cụm từ “không dung nạp lactose” thì lactose chính là một loại bột đường (carbohydrate) chính có trong sữa mẹ lẫn sữa chiết xuất từ sữa bò. Thành phần sữa này rất quan trọng đối với sự phát triển của bé, tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể hấp thụ được lactose từ sữa bò.
Bột đường cũng có thể được làm từ thành phần đậu nành, đường bắp, bột bắp biến đổi, xi rô bắp đông cứng chứ không riêng gì lactose trong sữa bò. Sữa không chứa lactose sẽ được thay thế bằng bột đường từ các loại khác.
Vitamin và khoáng chất
Các loại vitamin và khoáng chất dù là trong sữa công thức hay sữa mẹ tuy có hàm lượng mỗi thứ không nhiều nhưng nó lại rất quan trọng, nếu thiếu nó, trẻ sẽ không thể phát triển tốt được. Vitamin và khoáng chất bao gồm, vitamin A, B, C, D, E, canxi, sắt, phốt pho, omega… Nhiều mẹ vẫn chỉ quan tâm đến các thành phần như canxi, DHA, ARA nhưng sự thật là tất cả những vi chất, vitamin này đều rất cần đối với sự phát triển của các bé. Ví dụ như sắt, nếu trẻ không được đảm bảo lượng sắt tối thiểu, trẻ sẽ có thể bị thiếu máu. Hầu hết các loại sữa công thức chứa ít nhất 4 mg sắt trong mỗi lít, nhưng cũng có những loại ít sắt được sản xuất theo quan điểm sai lầm là sắt gây ra táo bón.
Mặc dù có tên gọi giống nhau nhưng vitamin và khoáng chất trong sữa công thức lại không giống với trong sữa mẹ, vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ có thể có hàm lượng ít hơn nhưng lại dễ hấp thu hơn.
Các Axit béo
Chất béo trong sữa mẹ gồm có: chất béo không bão hoà đơn, chất béo không bão hoà đa và chất béo bão hoà. Còn trong sữa công thức, các chất béo thường được chế biến từ nhiều loại dầu, trong đó có dầu đậu nành, dầu dừa, dầu cọ (hoặc dầu cọ olein) và dầu hạt hướng dương giàu axít oleic.
Mặc dù dầu cọ và dầu cọ olein được sử dụng rộng rãi, các nghiên cứu lại cho thấy những thành phần này có thể làm giảm sự hấp thu chất béo và canxi. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không hấp thụ được tối đa lượng chất béo và canxi như khi bé uống sữa không chứa hai loại dầu kể trên.
Ngoài ra, các mẹ rất quan tâm đến 2 loại axit béo là DHA và ARA. Đây là 2 thành phần được thêm vào công thức sữa, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung chúng vào công thức sữa cũng không có ảnh hưởng gì đến trí thông minh của trẻ. Mặc dù vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu thêm nhưng mẹ cũng đừng nên tin tưởng quá vào những lời giới thiệu của nhà sản xuất. Mẹ nên biết rằng trẻ bắt đầu hấp thụ DHA và ARA từ mẹ suốt 3 tháng cuối thai kỳ, bởi vậy, việc mẹ cần làm là bổ sung hai thành phần này vào thực đơn ăn uống hàng ngày trong thời gian thai kỳ và sau đó (khi cho con bú).
Một số thành phần khác trong sữa công thức
Những thành phần này hầu hết loại sữa bột nào cũng có, tuy nhiên, hàm lượng là điều tạo nên sự khác biệt.
– Nucleotide: Đây là thành phần có trong sữa mẹ tự nhiên, giúp hình thành ADN và ARN, hỗ trợ phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể. Mỗi hãng sẽ có công thức thêm vào sữa một lượng nucleotide khác nhau.
– Bột gạo: Tinh bột gạo được sử dụng trong sữa công thức giúp chống trào ngược dạ dày. Bác sĩ có thể khuyên dùng sữa này nếu trẻ hay bị tình trạng trào ngược axít.
– Chất xơ: Sữa có thành phần từ đậu nành thường được bổ sung chất xơ dùng điều trị tạm thời chứng tiêu chảy. Ngoài ra, hiện nay các hãng sữa cũng bổ sung thêm chất xơ FOS, Prebiotics, Probiotics giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
– Axít amin: Sữa có thành phần từ đậu nành hay chiết xuất sữa bò đều được thêm các loại axít amin như taurine, methionine và carnitine như trong sữa mẹ.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam