Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Pha sữa công thức cho bé nên sử dụng nguồn nước nào?
Nước để pha sữa bột cho bé không nên là nước khoáng hay nước tinh khiết
Rất nhiều mẹ băn khoăn về việc sử dụng nguồn nước nào để pha sữa công thức cho con, nên dùng nước khoáng hay nước máy, nước tinh khiết đây? Thoạt đầu có vẻ như nước khoáng hay nước tinh khiết sẽ là lựa chọn tốt nhất cho mẹ, tuy nhiên, sự thật lại không phải như thế. Trong khi nước khoáng có quá nhiều chất khoáng, khiến hệ tiêu hóa nón nớt của bé gặp khó khăn, thậm chí còn gây ra sỏi thận thì nước tinh khiết lại không có đủ những khoáng chất cần thiết.
Nguồn nước pha sữa cho bé chỉ cần là nước lã, đảm bảo sạch sẽ và được đun sôi. Mẹ không cần phải quá cầu kỳ để rồi có những sự lựa chọn không hợp lý.
Pha sữa cho bé cần nhiệt độ nước là bao nhiêu?
Câu trả lời ở đây là phụ thuộc vào công thức sữa. Tuy nhiên mẹ không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu nước quá nóng sẽ khiến chất dinh dưỡng bị phân hủy, sữa thì vón cục, còn nước quá nguội thì làm cho chất dinh dưỡng không được hòa tan, mất đi mùi vị thơm ngon. Một số sữa có chứa một lượng nhỏ vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy các cấu trúc của các vitamin, làm mất chất dinh dưỡng trong sữa. Các loại sữa công thức có bổ sung lợi khuẩn probiotic nếu pha nước quá nóng cũng làm giết chết các lợi khuẩn này.
Nhiệt độ pha sữa thế nào là hợp lý mẹ nên đọc kỹ công thức sữa của từng loại, có loại chỉ cần 40 – 50 độ C nhưng cũng có những loại khuyên dùng nước khoảng 70 độ C.
Cách pha sữa cho bé như thế nào là chuẩn nhất?
Cách pha sữa công thức cho bé khá đơn giản, tuy nhiên, mẹ cần phải chú ý một vài điều về vệ sinh và tỷ lệ nước – sữa hay nhiệt độ nước
Đây cũng là một câu hỏi mà câu trả lời la phụ thuộc vào công thức sữa. Tuy vậy, vẫn có một số nguyên tắc mẹ nên nhớ khi pha sữa cho con, như sau:
– Vệ sinh, tiệt trùng bình sữa, dụng cụ pha sữa. Bước này cực kỳ quan trọng vì sữa bột hay bình sữa đều rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, trong khi đó, hệ miễn dịch của bé lúc này vẫn còn rất yếu. Ngoài ra, mẹ cũng cần lau dọn sạch sẽ khu vực pha sữa, rửa tay thật sạch trước khi pha sữa.
– Tiếp theo cho nước vào bình, ví dụ định pha 200 ml sữa thì mẹ chỉ nên đổ khoảng 70%, tức là 140 – 150 ml nước vào trước thôi, sau đó thì cho sữa bột vào, lắc đều rồi cho tiếp lượng nước còn thiếu vào.
– Chỉ dùng thìa gạt sữa có trong hộp sữa vì thìa này đã được thiết kế dành riêng cho loại sữa mà bé đang dùng rồi.
– Không dùng thìa, đũa khuấy hoặc lắc mạnh vì sẽ có thể làm sữa nổi nhiều bọt, không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Có nên hâm sữa công thức cho bé
Mẹ nên nhớ rằng, sữa công thức cho bé bảo quản thường không được lâu, sữa bột đã pha ra tốt nhất chỉ sử dụng trong 1 – 2 tiếng. Bởi vậy, mẹ cần cho con bú hết trong khoảng thời gian này, sữa thừa thì nên bỏ đi, đừng tiếc.
Nếu mẹ muốn hâm sữa cho nóng hơn một chút (tất nhiên là không phải sữa thừa, và vẫn trong vòng thời gian 1-2 tiếng) thì đừng cho vào lò vi sóng mà chỉ cần chuẩn bị một bát nước sôi nóng, ngâm bình sữa vào khoảng 3-5 phút là sữa sẽ ấm lên, đủ để bé bú được luôn.
Trẻ cần bú bao nhiêu sữa bột là đủ?
Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu về sữa khác nhau. Tuy vậy, tùy theo độ tuổi và cân nặng các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã đề nghị một vài mức sữa để mẹ tham khảo
– Lượng sữa bột cần thiết cho trẻ sơ sinh: Lúc mới sinh, bé chỉ có thể uống được 30 ml vì dạ dày lúc này rất nhỏ, sau đó thì tăng dần lên khoảng 60 ml.
– Lượng sữa bột cần thiết với trẻ từ 1-2 tháng tuổi: Mỗi lần mẹ có thể cho bé uống từ 90 – 120ml, uống khoảng 4-5 lần.
– Lượng sữa bột cần thiết đối với trẻ từ 2-6 tháng tuổi: Thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, một lần cách nhau 4 tiếng, lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 – 180 ml.
– Lượng sữa bột cần thiết đối với trẻ từ 6 -12 tháng tuổi: Ở tuổi này, con đã bắt đầu có thể ăn dặm được rồi, vì vậy, lượng sữa sẽ phụ thuộc vào lượng thức ăn mà bé ăn. Mẹ có thể cho bé uống sữa công thức với lượng 180- 240ml/bữa và uống khoảng 3-4 lần/ngày tùy theo mức độ uống của trẻ.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam