Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tập yoga vào lúc nào là tốt nhất?
Có 2 thời điểm được cho là tập yoga tốt nhất, đó là sáng sớm và tối muộn. Buổi sáng, khi bạn thức dậy, đây là lúc mà tinh thần bạn cảm thấy sảng khoái nhất, những động tác yoga sẽ giúp đánh thức các giác quan trong cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất giúp cho thể chất, tinh thần và năng lượng của bạn tràn đầy để bắt đầu một ngày mới.
Tập yoga vào buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ là thời điểm tốt nhất
Còn vào buổi tối muộn, đây là thời gian mà tâm trí của bạn cần được tự do, thanh thản. Lúc này, dạ dày của bạn cũng rỗng nên rất tốt cho việc tập yoga, nhờ những động tác tăng sức bền cùng nhịp thở đều và dài, việc hô hấp của bạn sẽ tốt hơn. Không những thế, tập yoga vào thời điểm này, bạn cũng sẽ thấy thoải mái, xua tan mệt mỏi để có một giấc ngủ sâu hơn.
Đây là hai thời điểm tập yoga tốt nhất, nếu bắt đầu tập, bạn hãy lựa chọn thời điểm phù hợp với lịch sinh hoạt, nghỉ ngơi của mình và cố gắng duy trì nó thật đều đặn. Khi đã tập luyện một thời gian dài, bạn hãy khám phá cơ thể ở mọi thời điểm và tìm thời điểm tốt nhất cho mình.
Tập thở đúng cách là điều quan trọng nhất trong tập yoga
Với những người mới tập yoga, làm sao để điều hòa nhịp thở là điều vô cùng khó, không phải ai cũng làm đúng chuẩn 100%. Mặc dù hít thở là việc chúng ta cần làm mỗi giây mỗi phút nhưng hít thở trên tinh thần của bộ môn yoga thì đó không chỉ đơn giản là “hít oxy và thở CO2”.
Tập thở là điều quan trọng bậc nhất trong yoga
Nhiều người khi mới tập yoga thường hay mắc phải sai lầm là hít thở nhanh và nông, làm tăng lượng carbonic, khiến máu dồn vào lá lách gây đau bụng, chuột rút, tập không hiệu quả. Nghiêm trọng hơn, nếu tập thở không đúng cách, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến trầm cảm.
Cách thở đúng cách đó là: Bạn hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi hoặc miệng, hít sâu và thở dài để tặng lượng oxi và giảm lượng khí carbonic bơm vào máu, múi cơ. Khi hít vào thì phải căng bụng lên và thở ra thì phải hóp bụng lại.
Không vội vàng, không gấp gáp
Tập yoga ngoài kỹ năng, bạn cũng phải trang bị cho mình sự bền bỉ, kiên trì và thật bình tĩnh. Tập yoga nhìn thì dễ nhưng thật ra để thực hiện từng tư thế cho thật “chuẩn chỉnh” thì không hề dễ chút nào. Hiệu quả yoga chỉ thể hiện một phần qua độ khó của bài tập, phần lớn còn lại là nhờ cách tập đúng và chính xác.
Bạn có thể chỉ cần học những tư thế cơ bản nhưng phải làm chúng một cách đúng, từ tư thế cho đến cách thở. Trong một lớp học, đừng thấy các bạn làm được, mình không làm được mà nóng lòng hoặc lo lắng. Tập yoga còn đòi hỏi một chút năng khiếu và cơ địa có dẻo hay không nữa. Hãy thật chậm rãi, bình tĩnh và cẩn trọng.
Nên tập yoga có người hướng dẫn
Nếu bạn mới bắt đầu tập yoga thì tốt nhất bạn nên theo một lớp học để có được sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Tập yoga không khó nhưng nếu không đúng cách thì sẽ không mang lại hiệu quả cao. Mặc dù bạn có thể xem các video trên mạng nhưng những video đó chỉ hướng dẫn cho bạn tư thế, cách thở chứ không cho bạn biết bạn đang làm đúng hay sai.
Có người hướng dẫn cùng những tấm gương to sẽ giúp bạn vừa quan sát được chuyển động cơ thể, vừa biết được mình làm được đến đâu. Không những thế, mặc dù bạn là người hiểu rõ nhất cơ thể của bạn nhưng để tìm ra bài tập phù hợp thì nên có sự tham khảo của giáo viên.
Một số người cần lưu ý khi tập yoga
Những người bị cao huyết áp hay có vấn đề về tim thì cần phải cẩn thận khi tập yoga. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập. Nếu bạn bị cao huyết áp, có vấn đề về tim, tăng nhãn áp thì nên để đầu cao hơn trị trí tim khi tập; giữ tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Nếu bị huyết áp thấp nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.
Một vài tư thế không dành cho người có bệnh tim mạch, huyết áp cao, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, thoái hóa đốt sống không nên cố tập như: Trồng cây chuối, rắn hổ mang, cây nến… Nếu tập phải có sự chỉ dẫn cặn kẽ của người hướng dẫn, tập chậm rãi và nhẹ nhàng.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam