Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bước vào mùa đông, có không ít người xuất hiện chứng chân tay lạnh, ngâm chân nước ấm bào chế bằng các nguyên liệu thuốc là phương pháp tốt khử hàn phòng chống bệnh.
Tác dụng của việc ngâm chân buổi tối trước khi ngủ
Chân là cơ quan quan trọng của cơ thể, nơi tập trung hầu hết các dây thần kinh quan trọng. Ngâm chân trước khi đi ngủ có tác dụng cải thiện chất lượng ngủ, có lợi cho sự tuần hoàn của máu, có tác dụng hỗ trợ trong điều trị chứng đau bụng khi hành kinh, nhất là có tác dụng tốt cho bảo vệ và chăm sóc chức năng thận. Bởi vì trước khi đi ngủ khí huyết của thận ở vào thời điểm tương đối suy yếu, cho nên ngâm chân trong lúc này có thể tăng năng lượng cho cơ thể, làm giãn mạch máu, lợi cho hoạt huyết, từ đó có thể thúc đẩy sự tuần hoàn máu trong cơ thể.
Bên cạnh đó, sau khi làm việc trong suốt 24 tiếng đồng hồ, dây thần kinh và cơ quan thận đều khá mệt, ngâm chân bằng nước ấm có thể làm cho dây thần kinh dễ chịu thoải mái hơn và được điều chỉnh một cách đầy đủ. Thế nhưng, sau khi ngâm chân đừng lên giường đi ngủ ngay lập tức, để các cơ quan tạng phủ được điều tiết đầy đủ hơn.
Ngâm chân có tác dụng rất tốt cho sức khỏe
Một số lưu ý khi ngâm chân
– Thời gian ngâm chân không nên quá lâu, (thường là không nên quá 30 phút), đặc biệt đối với người cao tuổi, nhiệt độ nước vừa phải, không nên quá nóng, những người mắc bệnh tiểu đường ít nhạy cảm với độ nóng nên càng cần phải để ý tránh bị bỏng nước.
Khi ngâm chân máu sẽ lưu thông tới chi, não sẽ không đủ máu cung cấp cho cơ thể. Những người bị bệnh tim người già nếu cảm thấy tức ngực, chóng mặt, nên tạm thời dừng ngâm và nghỉ ngơi. Bệnh nhân tiểu đường, khả năng cảm giác ngoại vi kém, nên nhờ người nhà kiểm tra độ nóng của nước ngâm tránh bị bỏng. Thời gian ngâm chân nên hạn chế từ khoảng 20-30 phút, duy trì độ nóng của nước ở khoảng 38 – 40 độ C.
– Sau khi ăn cơm không nên ngâm chân ngay lập tức, bởi vì sau khi ăn cơm, phần lớn máu trong cơ thể đã đổ dồn về hệ thống tiêu hóa. Nếu lúc này lập tức ngâm chân bằng nước nóng, sẽ khiến máu vốn chảy vào hệ thống tiêu hóa lại chuyển sang chạy xuống hai chân, về lâu dài sẽ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất và dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.. Thời gian tốt nhất để ngâm chân là sau khi ăn cơm khoảng 1-2 tiếng đồng hồ.
– Mặc dù ngâm chân có tác dụng chữa trị chứng đau bụng khi hành kinh nhưng các vấn đề xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ khá phức tạp, cho nên cần phải thận trọng khi áp dụng phương pháp ngâm chân bằng một số nguyên liệu thuốc. Trường hợp ngâm chân để làm giảm đau bụng kinh, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ trước, rồi ngâm chân bằng nước thuốc căn cứ vào tình hình sức khỏe của mình. Phụ nữ có thai cần phải thận trọng khi ngâm chân bằng nước thuốc.
– Những người mắc bệnh nấm da chân và các bệnh ngoài da truyền nhiễm khác cần phải thận trọng trong ngâm chân, ngoài ra, các trường hợp bệnh nặng như xuất huyết nghiêm trọng, suy chức năng thận, suy tim… đều không thích hợp ngâm chân.
– Ngâm chân bằng nước thuốc rất bổ ích cho sức khỏe nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh và cần nhiều thời gian mới có kết quả. Ngâm chân chỉ có thể đóng vai trò dưỡng sinh, do đó, khi mắc bệnh bạn vẫn phải đi khám chữa tại bệnh viện.
– Theo đông y nên dùng chậu gỗ để ngâm chân là tốt nhất. Chậu đồng hay một số chậu bằng kim loại khác có các thành phần hóa học, dễ phản ứng với các chất trong thuốc ngâm, sinh ra nhưng chất độc hại, do đó vừa không tốt cho cơ thể vừa giảm đáng kể tác dụng của thuốc.
– Trẻ em không nên sử dụng nước quá nóng và ngâm trong thời gian dài, bởi vì chân của trẻ em mới hình thành còn non, cần phải chú ý bảo vệ, nếu thường xuyên dùng nước quá nóng sẽ làm dây chằng ở gan bàn chân bị nhão.
– Khi ngâm rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng hay quá lạnh để tránh gây tổn thương chân.
Nên ngâm chân bằng chậu gỗ để đạt được hiệu quả cao nhất
– Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn.
– Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.
– Có thể phối hợp ngâm rửa chân với các liệu pháp khác (tiến hành cùng lúc).
– Trong khi ngâm chân, nên để tư tưởng và đầu óc thoải mái, không nên lo nghĩ và căng thẳng.
– Không dùng liệu pháp ngâm rửa chân cho người bệnh sợ nước và bị chó cắn và có các vết thương hở.
– Sau khi ngâm chân xong nên dùng khăn lau khô và day nhẹ một số huyệt dưới bàn chân, động tác nhẹ nhàng, liên tục và quấn khăn giử ấm cho hai bàn chân. Làm như vậy có tác dụng làm giản nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, đầu mút các thần kinh hưng phấn tuần hoàn máu tăng nhanh.
– Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn. Bạn nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ.
H.L
(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam