1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Chẩn đoán bệnh thông qua các vị trí đau bụng

Websosanh - Bụng đau có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác nhau mà chúng ta có thể nhận biết được thông qua vị trí đau bụng

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Đau bụng vùng rốn

* Đau ruột thừa hoặc viêm ruột thừa

Hiện tượng đau gần rốn có thể liên quan đến sự rối loạn ở ruột non hoặc viêm ruột thừa. Nếu không chữa trị kịp thời thì ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Kèm theo triệu chứng khác của viêm ruột thừa bao gồm:

– Buồn nôn và nôn

– Chán ăn

– Sốt nhẹ

– Muốn trung hoặc đại tiện

Đau bụng dưới rốn có thể là biểu hiện đau ruột thừa

Đau bụng vùng quanh rốn có thể là biểu hiện đau ruột thừa

* Ruột kích thích

Một trong những bệnh lý cơ năng thường gặp nhất là hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột. Biểu hiện chính thường gặp của bệnh là:

– Đau quặn từng cơn quanh rốn hoặc khó chịu vùng bụng

– Giảm đau hoặc chướng bụng sau khi đại tiện.

– Thay đổi hình dạng khuôn phân, có thể đi phân lỏng hoặc phân cứng

– Thay đổi số lần đi đại tiện.

Đau ở nửa bụng trên rốn

Một số bệnh gan mật: viêm gan, ung thư gan, áp xe gan, sỏi mật, viêm túi mật cấp và mạn tính, giun chui ống mật…

Một số bệnh lý dạ dày: viêm dạ dày cấp và mãn, viêm loét hành tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày…

Đau bụng trên rốn có thể là do đau dạ dày

Đau bụng trên rốn có thể là do đau dạ dày

Một số bệnh của đại tràng ngang: viêm đại tràng cấp và mạn, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng, túi thừa đại tràng, lồng đại tràng…

Một số bệnh khác như viêm tụy cấp, ung thư tụy, lách to, tắc mạch lách…

Đau ở nửa bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn có thể liên quan đến việc đau đại tràng, viêm đại tràng, khiến bụng dưới rốn quặn đau.

Ngoài ra có thể gặp thêm viêm ruột thừa, đám quánh ruột thừa, ung thư đại tràng sigma, ung thư trực tràng…

Đau bụng dưới rốn có thể là

Đau bụng dưới rốn có thể là viêm buồng trứng, u xơ tử cung

Một số bệnh lý của hệ tiết niệu: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu.

Một số bệnh lý của bộ máy sinh dục nữ: u nang buồng trứng xoắn, viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng, viêm phần phụ, u xơ tử cung, ung thư tử cung…

Đau bụng bên trái

Đau bụng bên trái có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:

– Ðau dạ dày (bao tử): thường là bệnh nhân cảm thấy đau xót xa giống như bị chà ớt, nóng bụng như phỏng lửa, hay thường cảm thấy đói, thường là đói đau nhiều hơn. Bệnh nhân có thể cảm thấy nhợn, đôi khi ói, thường là đau vào lúc đêm hay gần sáng.

– Ðau tụy tạng: gồm có sưng hay ung thư tụy tạng. Thường là đau dữ dội và liên tục cả mấy tiếng đồng hồ đôi khi cả ngày. Ðau thường là bên trái và đau thấu ra sau lưng. Bệnh nhân có thể bị ói mửa, ăn không được và bị đau hơn sau khi ăn.

Đau bụng bên trái có thể là do các bệnh lý về thận

Đau bụng bên trái có thể là do các bệnh lý về thận

– Ðau thận trái: thường là bắt đầu đau từ phía sau lưng trái và lan ra phía trước bụng bên trái. Ðau thận thường là đau rất dữ dội. Bệnh nhân có thể khụy xuống, không đi được và đau thường kéo dài vài tiếng đồng hồ. Bệnh nhân thường đi tiểu ra máu hay nóng sốt nếu bị đau sạn thận hay nhiễm trùng thận.

– Túi mật/Ống dẫn mật: Bệnh nhân thường hay bị đau thắt ở chấn thủy và vùng bụng bên phải. Ðau thường liên tục kéo dài vài tiếng đồng hồ và biến mất đi. Cơn đau thường tới rồi đi cách nhau vài ngày, vài tháng đôi khi cả vài năm. Khi đau đôi khi bệnh nhân có thể bị ói mửa, nóng sốt và lạnh

– Ðau gan/Ung thư gan: Bệnh nhân cảm thấy đau nhè nhẹ hay cảm thấy khó chịu, hay nằng nặng ở phía bụng phải. Sự khó chịu này thường kéo dài liên tục qua ngày tháng cho tới khi bệnh trở nặng mới làm đau, làm vàng da, ói mửa

– Ðau thắt ruột già: thường bệnh nhân cảm thấy đau quặn bụng như ruột bị cuốn lại, bụng bị sình, đầy hơi và có thể phùng to lên. Cơn đau thường đi chung và giảm bớt sau khi bệnh nhân đi cầu. Bệnh nhân thường hay có triệu chứng ỉa chảy, táo bón.

Ruột già: gồm có bệnh co thắt ruột già hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, sưng màng ruột già. Bệnh nhân bị đau quặn như đau đẻ cho tới sình hơi đầy bụng, ỉa chảy; đôi khi có các triệu chứng khác kèm theo như đi cầu ra máu, nóng sốt, phân bị thay đổi nhỏ đi.

– Ðau đường tiểu/Bọng đái: do nhiễm trùng đường tiểu hay sạn. Khi đau thường đau buốt cả vùng bọng đái tức giữa bụng phía dưới rốn. Bệnh nhân thường bị buốt khi đi tiểu, mót tiểu và đái dắt, đi tiểu ra máu.

– Buồng trứng: Triệu chứng thường là đau đầy bụng, khó chịu và có thể đau lâu dài hơn và thường đau thay đổi có thể theo kinh nguyệt. Ung thư buồng trứng cũng là cho đau bụng dưới.

– Ðau ruột thòng: thường là đau ở ngay háng và chạy xuống dưới. Ðau nhiều hơn khi cử động mạnh nhất là làm công việc sử dụng tới bắp thịt bụng như khuân vác nặng, ho, hắt xì hơi.

Đau bụng bên phải

Ðau ruột thừa: thường là đau cấp kỳ và đau bất thình lình. Bệnh nhân cảm thấy bị là đau quặn hoặc giống như bị vật gì đè lên bụng. Bắt đầu đau nhè nhẹ và cơn đau tăng theo thời gian. Ðôi khi cơn đau có thể bắt đầu từ chấn thủy hay giữa rốn rồi mới chạy xuống vùng bụng bên phải.

– Đau bụng vùng hạ sường phải (ngay dưới mạng sương bên phải) có thể là bệnh lý liên quan tới gan, kèm theo các biểu hiện ăn kém, mất ngon, đầy bụng, khó tiêu hóa..)

– Đau bụng vùng hố chậu phải âm ỉ, liên tục, tăng dần: Lúc đầu thường đau ở khu vực xung quanh rốn sau đó khu trú dần về hố chậu phải, kèm theo các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ hoặc sốt vừa.

– Cơn đau quặn thận bên phải: Biểu hiện với cơn đau dữ dội, đột ngột, đau có xu hường lan xuyên từ trên xuống dưới, cơn đau thường có liên quan tới các yếu tố vận động như sau luyện tập thể thao, sau lao động…

Đau bụng bên phải có thể do rối loạn tiêu hóa do ăn phải thức ăn lạ

Đau bụng bên phải có thể do rối loạn tiêu hóa do ăn phải thức ăn lạ

– Đau bụng bên phải cũng có thể gặp trong bệnh lý viêm đại tràng kèm theo đau bụng là triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhất là khi ăn phải thức ăn lạ.

Ngoài ra, có rất nhiều bệnh khác cũng có thể có biểu hiện đau bụng bên phải như lồng ruột, tắc ruột, viêm tụy , thậm chí đau bụng còn là triệu chứng của các bệnh ngoài đường tiêu hóa.

Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ cung cấp kiến thức cho bạn để chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh những hậu quả xấu không mong muốn

Tổng hợp

O.N

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tin tức liên quan
Chị em nên làm gì khi bị đau bụng kinh?

Chị em nên làm gì khi bị đau bụng kinh?

10 thực phẩm người cao huyết áp phải tránh xa

10 thực phẩm người cao huyết áp phải tránh xa

Tại sao nhiều người cứ hễ uống sữa là đau bụng : Đây chính là nguyên nhân gây nên và cách khắc phục

Tại sao nhiều người cứ hễ uống sữa là đau bụng : Đây chính là nguyên nhân gây nên và cách khắc phục

5 điều không thể bỏ qua về huyết áp

5 điều không thể bỏ qua về huyết áp

Người huyết áp thấp không nên ăn gì?

Người huyết áp thấp không nên ăn gì?

5 cách đơn giản giúp hạ huyết áp không cần thuốc

5 cách đơn giản giúp hạ huyết áp không cần thuốc

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất