Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Những báo cáo gần đây cho biết có tới hơn 10 triệu người Việt Nam bị cao huyết áp. Số người trưởng thành bị mắc huyết áp cao tới 30% và không ngừng tăng lên. Nhưng có một điều là phải đến 40% số người mắc huyết áp không biết mình bị cao huyết áp, cho đến khi những triệu chứng bệnh trở nên nguy hiểm hơn thì mới phát hiện ra.
Tuy nhiên, có một số sự thật đằng sau việc huyết áp, mà các bác sĩ ít khi cho bệnh nhân biết, tuy nhiên điều này lại rất quan trọng:
1. Số đo huyết áp trên 1 cánh tay không cho thấy hết tình trạng sức khỏe
Nếu có sự chênh lệch quá lớn giữa huyết áp của 2 tay, bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao hơn
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu tim mạch Framingham cho thấy, việc đo huyết áp đồng thời trên cả hai tay mới cho kết quả chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của cơ thể bệnh nhân.
Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành trên 3400 người tham gia, theo dõi liên tục trong vòng 13 năm, và trong số đó có 10% cho thấy tình trạng cao huyết áp khi chỉ đo huyết áp trên 1 cánh tay. Những người có huyết áp đo được giữa 2 tay chênh lệch nhau 10 mmHg trở lên thì có tới 38% là bị nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, đột quỵ hay các bệnh liên quan đến mạch vành cao hơn.
Như vậy, việc đo huyết áp ở cả 2 tay sẽ phán ánh tình trạng sức khở tốt hơn là so với chỉ đo trên một tay.
2. Các y tá đo huyết áp không chính xác
Các y tá đo huyết áp thường không chính xác
Theo một nghiên cứu của các giáo sư Trường đại học Exeter cho biết số đo huyết áp tâm thu mà các y tá đo được thường thấp hơn của các bác sĩ có kinh nghiệm đo khoảng 7 mmHg.Giải thích cho hiện tượng này, các bác sĩ lâu năm trong nghề cho biết đây là do các y tá, cũng như các bác sĩ ít kinh nghiệm thường không chỉnh lại độ lệch của máy đo huyết áp trước khi đo, nên kết quả thường bị sai lệch.
Do vậy, nếu như huyết áp của bạn được đo bởi một y tá, hoặc một bác sĩ mới vào nghề thì nên cộng huyết ấp tâm thu thêm 7 mmHg để cho kết quả chính xác nhất. Và đôi khi, kết quả đo huyết áp phản ánh tình trạng huyết áp bình thường, nhưng có thể bạn đang trong tình trạng huyết áp cao.
3. Máy đo huyết áp điện tử thường có kết quả không chính xác
Máy đo huyết áp thường có độ chênh với mức huyết áp chính xác 15%
Kết quả đo huyết áp từ máy đo huyết áp điện tử thường chênh lệch với kết quả đo của các bác sĩ từ 15% – đây là kết quả từ cuộc nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo hàng năm về công nghệ ứng dụng trong y tế. Nguyên nhân có thể là do máy đo huyết áp điện tử bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường, vì thế, kết quả thường không phản ánh chính xác huyết áp thực của cơ thể.
Do vậy, nếu thường xuyên đo huyết áp tại nhà, thì bạn vẫn phải định kỳ đến gặp bác sĩ để khám lại, để đảm bảo sự chính xác nhất
4. Tăng cân làm tăng huyết áp
Tăng cân bất thường là nguyên nhân gây tăng huyết áp
Một nghiên cứu mới được thực hiện tại bệnh viện Mayo cho thấy, nếu một người trong 8 tuần tăng khối lượng cơ thể lên 5% khối lượng cơ thể ban đầu (ví dụ 1 người nặng 50kg, sau 8 tuần họ tăng thêm 2,5 kg), thì huyết áp tâm thu của họ tăng thêm 4 mmHg.
Và với những người có sự tăng đột biến về khối lượng cơ thể trong một thời gian ngắn thì thậm chí mức độ tăng huyết áp của họ còn cao hơn rất nhiều.
5. Ăn sữa chua giúp giảm huyết áp
Ăn sữa chua có thể làm giảm huyết áp
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia cho thấy rằng, những người thường xuyên ăn sữa chua (chứa hàm lượng vi sinh probiotics cao) trong vòng ít nhất 8 tuần sẽ giảm huyết áp khảng 3,56 mmHg, và có mức huyết áp thấp hơn những người không ăn khoảng 2,38 mmHg.
Vi khuẩn probiotic trong sữa chua có tác dụng giảm huyết áp thông qua việc giảm tổng hợp cholestrol và lipoprotein, giảm lượng đường trong máu và kháng sinh insulin bằng cách điều chỉnh điều tiết các hormon để điều chỉnh huyết áp và cân bằng chất lỏng.
Theo Reader’s Digest