Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tính đến thời điểm này, điểm thi cao nhất trong kì thi ĐHQG Hà Nội được thống kê là 128/140 điểm.
Thống kê sơ bộ tại các cụm thi Đại học Công nghiệp Hà Nội, Hồng Đức, Vinh, Kiến trúc Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên, với tổng số hơn 10.330 bài thi có 72,8% đạt từ 70 điểm trở lên.
Với kết quả này, điểm của tất cả các thí sinh dự thi đánh giá năng lực sẽ được công bố chính thức vào ngày 6-6 tới. Bài thi môn ngoại ngữ có điểm sau đó 1 tuần dự kiến ngày 13/06.
Điều kiện được đăng ký xét tuyển ĐHQG Hà Nội
– Từ 70 điểm trở lên trong bài thi đánh giá năng lực sẽ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo
– Riêng thí sinh thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ: Điều kiện đăng ký xét tuyển khi đồng thời đạt tối thiểu 70/140 điểm trở lên ở bài thi đánh giá năng lực và từ 4/10 điểm trở lên đối với môn thi ngoại ngữ).
Kế hoạch xét tuyển của trường ĐHQG Hà Nội
– Theo kế hoạch, điểm bài thi năng lực sẽ được ĐHQG Hà Nội thống kê và công bố toàn bộ trên website vào ngày 6/6 để các trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 8-6. Cuối tháng 6, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển.
– Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 8/6 đến 16h30 ngày 25/6 (đối với đợt 1), và từ ngày 10/8 đến 16h30 ngày 25/8 (đối với đợt 2).
– Công bố kết quả xét tuyển vào ngày 29/6: Chậm nhất là ngày 29/6 Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ công bố kết quả xét tuyển. Những thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ 2014 trở về trước, thí sinh đạt điểm chuẩn yêu cầu đầu vào coi như đã trúng tuyển. Còn thí sinh đạt chuẩn đầu vào nhưng chưa tốt nghiệp thì đợi khi tốt nghiệp sẽ trúng tuyển.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển
1. Phiếu ĐKXT được đăng tải trên website của ĐHQGHN và website của các đơn vị đào tạo; Trên phiếu ĐKXT có quy định rõ: phiếu ĐKXT đợt 1, phiếu ĐKXT đợt bổ sung, có 3 ô trống để thí sinh đăng ký 3 nguyện vọng ngành học theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.
2. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
3. Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
4. Lệ phí ĐKXT: 30.000 đ/hồ sơ.
Hướng dẫn Trình tự, thủ tục đăng ký xét tuyển đối với học sinh
Đối với thí sinh
a) Nộp hồ sơ ĐKXT quy định tại Điều 19 của Quy chế này qua đường bưu điện theo hình thức thư bảo đảm chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp cho HĐTS của đơn vị đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng học;
b) Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 8/6 đến 16h30 ngày 25/6 (đối với đợt 1), và từ ngày 10/8 đến 16h30 ngày 25/8 (đối với đợt 2).
c) Được ĐKXT tối đa 3 ngành học của một đơn vị đào tạo theo thứ tự ưu tiên;
d) Trong thời gian quy định nhận hồ sơ ĐKXT được phép một lần rút hồ sơ để nộp vào ngành khác của đơn vị đào tạo đã nộp hoặc đơn vị đào tạo khác trong ĐHQGHN;
đ) Thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 không được ĐKXT đợt bổ sung.
Những thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước nếu đủ điểm trúng tuyển sẽ đủ điều kiện nhập học ngay. Riêng những thí sinh đang học lớp 12 cần chờ thêm kết quả thi THPT quốc gia, phải được công nhận tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện nhập học.
Xét tuyển – Nguyên tẳc
a) Sử dụng kết quả bài thi ĐGNL đợt 1 để xét tuyển đợt 1. Ngành học nào còn chỉ tiêu sẽ sử dụng kết quả bài thi ĐGNL đợt 1 và đợt 2 để xét tuyển bổ sung;
b) HĐTS các đơn vị đào tạo căn cứ quy định về tiêu chí và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Ban Chỉ đạo tuyển sinh để xây dựng điểm trúng tuyển vào đơn vị mình theo phương án tuyển sinh đã được phê duyệt. Điểm trúng tuyển lại xét tuyển bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1.
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
1. Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển thẳng, được ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/ TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
2. Xét tuyển những thí sinh là học sinh THPT chuyên đã tốt nghiệp THPT đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN và thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT, có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt.
3. Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực
Điểm ưu tiên được cộng vào kết quả bài thi ĐGNL. Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 5,0 (năm điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 2,5 (hai điểm rưỡi).
Công bố kết quả thi
Hội đồng thi công bố kết quả bài thi ĐGNL trên website của ĐHQGHN, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN và các phương tiện thông tin đại chúng; in và gửi Giấy chứng nhận kết quả bài thi ĐGNL có đóng dấu đỏ của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN và chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thi cho thí sinh đã dự thi chậm nhất là 7 ngày sau ngày thi.
Thời gian công bố ngưỡng xét tuyển
Trước ngày 29/6 Đại học Quốc gia Hà Nội công bố ngưỡng xét tuyển, do đó thí sinh sẽ biết mình trúng tuyển hay chưa.
– Nếu trúng tuyển, thí sinh chỉ cần thi THPT quốc gia và đủ điểm tốt nghiệp là có thể vào Đại học Quốc gia học. Nếu chưa trúng tuyển đợt 1, các em vẫn dự thi THPT quốc gia và sử dụng kết quả để xét tuyển ở các trường đại học khác.
– Những em chưa trúng tuyển đợt 1, hoặc dự thi xong THPT quốc gia vẫn còn cơ hội đăng ký thi đánh giá năng lực đợt hai được Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào tháng 8.
Đại học Quốc gia Hà Nội cũng tách biệt thi và tuyển thành 2 việc hoàn toàn khác nhau. Thí sinh làm bài thi đánh giá năng lực là để có chứng chỉ, và chứng chỉ đó có tác dụng lâu dài, xét tuyển vào không chỉ Đại học Quốc gia Hà Nội mà còn bất cứ trường nào có nhu cầu. Mặt khác, các em có thể dùng chứng chỉ đó xét tuyển vào các hệ đào tạo khác của Đại học Quốc gia.
Hương Giang
Tổng hợp
Websosanh.vn – website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam