1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Những chiếc máy ảnh không gương lật tốt nhất năm 2015 (phần 2)

Ở phần 1 chúng ta đã nhắc đến 7 chiếc CSC nổi bật trên thị trường. Tuy nhiên danh sách này vẫn còn những cái tên đáng quan tâm khác. Ở phần 2 này tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn 8 chiếc CSC "khủng" mà bạn không thể bỏ lỡ.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Panasonic GH4

Nó là một máy ảnh tĩnh hay máy ảnh video 4K? Panasonic GH4 là chiếc máy ảnh xuất sắc nhưng cũng là sản phẩm gây tranh cãi khá nhiều.

Cảm biến: Micro Four Thirds

Độ phân giải: 16,1 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: nghiêng, 3 inch, 1.036.000 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 12 fps

Độ phân giải tối đa của video: 4K

Giá: 47.013.600 VNĐ

Panasonic GH4 là một chiếc máy ảnh tuyệt diệu, mang tính đột phát, khả năng quay video 4K của nó đã trở thành huyền thoại đối với các nhà sản xuất phim. Nó còn là một chiếc máy ảnh tĩnh cực tốt, có khả năng chụp ảnh tĩnh 16 MP ở tốc độ 12 khung hình/s. và bạn còn có thể tách các ảnh tĩnh 8 MP khi quay video 4k ở tốc độ 30 fps. Tất cả các tính năng ưu việt đó làm nên chiếc máy ảnh GH4 đắt fias. Trừ phi bạn chuyên về quay video và chụp ảnh tĩnh tốc độ cao thì mới nên bỏ một số tiền lớn như vậy để mua chiếc Panasonic GH4.

Olympus OM-D E-M5 II

Các tính năng vượt trội, chất lượng chụp ấn tượng, là nguồn cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia nhưng nó không hề rẻ chút nào.

Cảm biến: Micro Four Thirds

Độ phân giải: 16,1 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: khớp nối, 3 inch, 1.037.000 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 10 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 21.980.000 VNĐ

Chiếc máy ảnh E-M5 II lại là một mẫu máy ảnh mang đầy các tính năng công nghệ cao. Chế độ High Res 40MP giúp tạo nên những bức ảnh có mức độ chi tiết cao hơn nhiều độ phân giải gốc của cảm biến, mặc dù chế độ này chỉ hoạt động tốt với các vật tĩnh. Bộ ổn định hình ảnh 5 trục hoạt động tốt cả với ảnh và video, vậy nên chiếc máy ảnh này rất tốt cho việc quay các thước phim mang phong cách “chạy và quay”, tức là quay phim liên tục khi máy đang di chuyển. Ngoài ra, chiếc E-M5 II còn có một màn hình cảm ứng với bản lề xoay và chế độ chụp ảnh phơi sáng thấp rất thú vị. tuy nhiên, nếu để là một máy ảnh cho những người có đam mê chụp ảnh thì chiếc E-M5 II có giá không hề rẻ, và khả năng điều khiển của máy có phần hơi khó khăn.

Sony A6000

Chiếc CSC hình hộp hàng đầu của Sony sở hữu kính ngắm điện tử và hệ thống lấy nét siêu nhanh

Cảm biến: APS-C

Độ phân giải: 24,3 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: nghiêng, 3 inch, 921.600 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 11 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 9.999.800 VNĐ

A6000 là chiếc CSC cảm biến APC-S hàng đầu của Sony. Nó sở hữu thiết kế hình hộp, vượt trội hơn E-M10 và các máy CSC khác. Chiếc A6000 này có kính ngắm điện tử nằm ở góc trên của máy. Máy sỡ hữu các tính năng ấn tượng, bao gồm: hệ thống lấy nét Hybrid (Sony tuyên bố đây là hệ thống lấy nét nhanh nhất thế giới), cảm biến 24 MP, tốc độ chụp liên tiếp 11 fps. Mặc dù thân máy khá nhỏ gọn, len E-mount của Sony lại khá cồng kềnh, ảnh hưởng đến độ cân bằng chung của máy.

Panasonic GX7

Máy đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng khó tính nhất và tạo ra những bức hình chất lượng tuyệt vời dù nó không hề được quảng cáo rầm rộ.

Cảm biến: Micro Four Thirds

Độ phân giải: 16 MP

Kính ngắm: EVF nghiêng

Màn hình: nghiêng, 3 inch, 1.040.000 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 5 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 16.480.000 VNĐ

Dòng máy ảnh compact của Panasonic làm cho người dùng có đôi chút bối rối. Có rất nhiều mẫu máy ảnh tốt, tuy nhiên lại khó để phân biệt máy nào dùng tốt cho việc gì. Chiếc GX7 là mẫu máy ảnh CSC thiết kế hình hộp tốt nhất của hãng này, thế có nghĩa là chiếc GX7 thừa hưởng những tính năng mới nhất của công nghệ cảm biến Micro Four Thirds 16MP thuộc Panasonic, và chất lượng hình ảnh mà chiếc máy ảnh này mang lại giúp nó đạt mục đích là cạnh tranh được với các mẫu máy ảnh DSLR. Màn hình sau máy được thiết kế nghiêng và thật ngạc nhiên là cả thị kính của kính ngắm điện tử cũng nghiêng như vậy. Chiếc GX7 là mẫu máy ảnh tốt, tuy nhiên chiếc Sony A6000 (ở trên) sẽ mang lại cho bạn nhiều tính năng hơn dù chúng có cùng một mức giá.

Fuji X-M1

Một chiếc CSC entry level thanh lịch lại càng hấp dẫn hơn với một mức giá phải chẳng tuy nhiên nó lại không có kính ngắm.

Cảm biến: APS-C

Độ phân giải: 16,3 MP

Kính ngắm: không

Màn hình: nghiêng, 3 inch, 921.000 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 5,6 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 16.480.000 VNĐ

Các máy CSC được đánh giá cao hơn vì chúng có kính ngắm nhưng giá của chiếc XM-1 lại mang lại cho nó một lợi thế lớn, giá của XM-1 chỉ bằng khoảng 2/3 mức giá của Sony A6000 và Panasonic GX7 (ở trên). Dòng Fuji X-M1 đang trên đà bị thay thế nên giá của nó giảm là lẽ đương nhiên. Fuji thậm chí đã thay thế chiếc X-A1 rẻ hơn bằng chiếc X-A2 được cải tiến hơn một chút, vậy nên chiếc X-M1 có lẽ sẽ chịu chung số phận với chiếc X-A1. Tuy nhiên, vào thời điểm này Fuji X-M1 rẻ hơn bất kỳ chiếc CSC nào của Fuji và nó sở hữu cảm biến X-Trans siêu hấp dẫn.

Fuji X-E2

Chiếc CSC hình hộp này của Fuji có vẻ ngoài cực đẹp, kính ngắm EVF và cảm biến X-Trans xuất sắc.

Cảm biến: APS-C

Độ phân giải: 16,3 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: cố định, 3 inch, 1.040.600 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 7 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 32.672.200 VNĐ

Tiếp bước chiếc Fuji X-M1 là chiếc X-E2 với giá thành đắt đỏ hơn. X-E2 ưu tú hơn, mạnh mẽ hơn và nó sở hữu kính ngắm điện tử bên trong máy. Nhờ vào cảm biến APS-C X-Trans 16 megapixel, chất lượng hình ảnh của máy thực sự xuất sắc. Ngoài ra, chất lượng vỏ ngoài và len của máy được đánh giá thuộc top đầu. Fuji thực sự giỏi trong việc giữ giá ổn định, Fuji X-E2 còn đắt hơn cả Sony A6000 và X-M1 dù rằng nó không hề có kính ngắm.

Sony A7R

Nó là “người khổng lồ” của dòng máy ảnh CSC tuy nhiên nó lại có đôi chút không hoàn hảo.

Cảm biến: toàn khung

Độ phân giải: 36,4 MP

Kính ngắm: EVF

Màn hình: nghiêng, 3 inch, 921.00 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 4 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 41.599.680 VNĐ

Nếu bạn đã từng sử dụng một chiếc DSLR cảm biến toàn khung, hẳn bạn sẽ không quá ngạc nhiên nhưng vẫn bất ngờ khi cầm chiếc A7 II (ở trên) và chiếc A7R trong tay lần đầu tiên. Máy có cảm biến dành cho chiếc DLSR tốt nhất nhưng lại sở hữu thân máy nhỏ và nhẹ nhất. Tuy nhiên, Sony A7R không phải là không có khuyết điểm. Hệ thống lấy nét tương phản của máy chậm hơn so với hệ thống lấy nét Hybrid. Tuổi thọ pin 340 shot là quá ngắn đối với máy ảnh loại này. Và nếu bạn muốn chụp hành động bạn sẽ thất vọng với chiếc A7R này, vì tốc độ chụp nhanh của nó quá chậm – chỉ có 4 fps mà thôi.

Sony A5100

Dù không có kính ngắm, chiếc A5100 vẫn sở hữu rất nhiều ưu điểm khác sẽ lôi cuốn bạn.

Cảm biến: APS-C

Độ phân giải: 24,3 MP

Kính ngắm: không

Màn hình: nghiêng, 3 inch, 921.000 chấm

Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 6 fps

Độ phân giải tối đa của video: 1080p

Giá: 6.960.000 VNĐ

Là “tân binh” trong dòng CSC của Sony nhưng giá thành của Sony A5100 lại không hề rẻ. Nó được trang bị cảm biến APS-C 24 megapixel hàng đầu của Sony, màn hình xoay 180 độ để chụp selfie (nếu đó là điều bạn muốn), hệ thống lấy nét Hybrid 179 điểm, Wifi và NFC tích hợp bên trong máy. Sony A5100 là một chiếc máy ảnh tuyệt vời, đáng để bạn mua. Tuy nhiên nếu bạn không thích giá cả đắt đỏ của nó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình những máy CSC chất lượng tốt nhưng giá thành rẻ hơn hoặc các sản phẩm chất lượng tốt hơn nhưng không tốn của bạn một số tiền lớn như vậy.

Hồng Ngọc

TheoTechradar

Websosanh.vn – Web so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
So sánh máy ảnh Nikon D7200 và Fuji X-T1

So sánh máy ảnh Nikon D7200 và Fuji X-T1

Fujifilm X-S10: Máy ảnh tuyệt vời với phơi sáng tự động!

Fujifilm X-S10: Máy ảnh tuyệt vời với phơi sáng tự động!

Đánh giá Fujifilm X-A1 – Nhỏ gọn, giá rẻ, chụp tốt

Đánh giá Fujifilm X-A1 – Nhỏ gọn, giá rẻ, chụp tốt

Đánh giá nhanh máy ảnh Fujifilm X-T1

Đánh giá nhanh máy ảnh Fujifilm X-T1

Đánh giá máy ảnh không gương lật Fujifilm X-T1

Đánh giá máy ảnh không gương lật Fujifilm X-T1

Đánh giá máy ảnh ILC không gương lật Fujifilm X-T1

Đánh giá máy ảnh ILC không gương lật Fujifilm X-T1

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất