Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. So sánh những điểm giống nhau giữa máy trợ giảng Nhật Bản không dây và có dây
Trên thực tế, cho dù là loại máy trợ giảng Nhật Bản không dây hay có dây thì về cơ bản chúng đều có mẫu mã thiết kế đa dạng, đẹp mắt, nhiều màu sắc, chủng loại cho người dùng phong phú lựa chọn phù hợp với nhu cầu. Đồng thời chúng đều có cơ chế hoạt động dựa trên 3 bộ phận chính là:
– Micro không dây: có khả năng thu âm giọng nói. Trong đó, micro thường có ở 3 loại được phân theo vị trí đeo: Micro cầm tay, micro cài ve áo, micro cài qua đầu. Tùy theo tính chất công việc cùng nhu cầu sử dụng thực tế mà người mua có thể tự lựa chọn bộ sản phẩm thiết bị trợ giảng phù hợp.
– Bộ thu phát sóng: đây là bộ phận trung gian tiếp nhận âm thanh từ micro và xử lý rồi truyền đến loa. Là hệ thống xử lý âm thanh kỹ thuật số cho chất lượng âm thanh rõ ràng và độ nhạy cao. Nếu hệ thống này có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh phát ra.
– Loa: là bộ phận khuyếch đại âm thanh, thực hiện trong phạm vị bán kính 15 -30m, nhờ đó giúp cho chúng ta tốn ít công sức hơn trong việc truyền đạt thông tin đối với người nghe mà vẫn đảm bảo sự rõ ràng, đầy đủ của thông điệp truyền tải. Người mua cần kiểm tra kĩ càng xem loa có bị nhiễu âm thanh, rè hay không để kịp sửa chữa.
2. So sánh sự khác nhau giữa máy trợ giảng không dây và có dây Nhật Bản
Để có thể nhìn thấy được sự khác biệt giữa máy trợ giảng Nhật Bản không dây và có dây ta cần quan tâm đến những ưu nhược điểm của hai loại máy này:
2.1 Máy trợ giảng Nhật Bản có dây
Trên thị trường hiện nay, các loại máy trợ giảng có dây của Nhật Bản đang sở hữu các ưu điểm vượt trội sau:
Ưu điểm:
+ Kích thước nhỏ gọn nhẹ, màu sắc tao nhã, sang trọng, bắt mắt,…
+ Không bị trùng sóng, nhiễu sóng
+ Pin hoạt động mạnh từ 12-15 tiếng
Nhược điểm:
+ Không thể đặt máy ở một vị trí bất kỳ mà phải luôn mang theo bên mình, nếu không âm thanh sẽ giảm sút.
+ Bất tiện ở phần dây gây khó khăn trong việc di chuyển
+ Có thể làm học sinh giật mình khi đứng cạnh học sinh
+ Công suất loa nhỏ nên khi bật công suất lớn nhất rất dễ bị rè, gây khó chịu cho người nghe.
Đây là sản phẩm ban đầu tạo cảm hứng cải tiến ra máy trợ giảng Nhật Bản không dây, thường dùng cho những công việc làm tạm thời hay thu nhập hạn chế, bạn có dự định mua loại tốt hơn trong tương lai thì khuyên bạn nên chọn máy trợ giảng có dây trong thời điểm hiện tại. Máy trợ giảng Nhật Bản có dây thích hợp cho việc dạy học, tổ chức ngoại khóa, thuyết trình tại các trường học, bán hàng,… Tuy rườm rà về phần dây nhưng nhìn chung về mặt âm thanh vẫn ổn định và đáp ứng được nhu cầu tối thiểu khi dùng. Giá máy trợ giảng có dây của Nhật Bản trên thị trường hiện dao động trong khoảng trên dưới 1 triệu vnđ.
2.2 Máy trợ giảng không dây Nhật Bản
So với máy trợ giảng Nhật Bản có dây thì các máy trợ giảng không dây tỏ ra chiếm ưu thế hơn nhờ những ưu điểm nổi bật sau:
Ưu điểm:
+ Chất lượng âm thanh hoàn hảo, công suất loa lớn.
+ Khoảng cách kết nối Micro trợ giảng và máy xa hơn.
+ Trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, không phải đeo máy theo người.
+ Tích hợp thêm nhiều tính năng hiện đại: USB, Bluetooth, thẻ nhớ,…
+ Loại bỏ các tạp âm & chấm dứt tình trạng nhiễu sóng.
Nhược điểm:
+ Pin của micro chỉ dùng được 4 -5 tiếng. Nếu hết phải cắm sạc, dùng tạm micro cắm vào máy dùng như máy có dây.
+ Tiêu hao pin máy nhanh hơn so pin máy trợ giảng có dây do dùng sóng.
+ Thường bị trùng sóng với các máy trợ giảng Trung Quốc giá rẻ do bị làm giả, nhái nhiều.
Tóm lại, so với máy trợ giảng có dây thì máy trợ giảng không dây Nhật Bản có tính công nghệ cao hơn, được nghiên cứu kĩ lưỡng và chọn lọc hơn do đó có nhiều tính năng vượt trội hơn loại máy có dây. Chỉ với bộ míc đơn giản như thế này, thay vì bạn phải đeo cả máy, cả míc có dây trên người. Giờ đây, bạn chỉ cần đeo 1 chiếc míc gài đầu không dây bắt sóng wireless, 1 đầu phát sóng khác cắm vào máy trợ giảng, loa. Là sản phẩm tuyệt vời dùng cho các cuộc hội họp, diễn thuyết, giảng dạy tại các trường đại học, hoạt động ngoại khóa, hướng dẫn du lịch,… Máy trợ giảng Nhật Bản không dây trên thị trường hiện nay thường có giá dao động trong khoảng từ 1,5 triệu vnđ đến 3 triệu vnđ/ bộ sản phẩm, loại cao cấp sẽ có giá lên đến 8- 9 triệu vnđ tùy thuộc vào kích thước, kiểu mã, tính bền chắc.
Thông qua bài viết này, Websosanh.vn hy vọng bạn đã có thể tìm cho mình một loại máy trợ giảng Nhật Bản phù hợp để bảo vệ giọng nói cũng như hỗ trợ bạn trong công việc được tốt hơn.