Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
R8
Từ lâu R8 đã trở thành một tên tuổi tương đối nổi tiếng trong làng game thông qua các sản phẩm như phụ kiện máy tính, linh kiện, phụ kiện chơi game tiêu biểu như bàn phím máy tính.
Điểm mạnh vượt trội của thương hiệu R8 ở lĩnh vực bàn phím máy tính nói chung hay bàn phím giả cơ nói riêng đó chính là sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Sở hữu thiết kế, kiểu dáng đẹp ấn tượng.
Đặc biệt là switch có độ nhạy cực cao cũng như hệ thống phím bấm hoạt động bền bỉ có tuổi thọ lên đến vài chục triệu lần thao tác bấm liên tục. Giá bán dao động tầm 120-250K.
Model tiêu biểu nhất của hãng: R8 1815, R8 1818, R8 1822, R8 1827, R8 1910, R8 KB-1818, R8 KB-1860.
Motospeed
Motospeed chính là một trong những thương hiệu bàn phím giả cơ tốt nhất hiện nay, hầu hết các sản phẩm của hãng đều có chất lượng tốt, làm hài lòng nhiều gamer khó tính nhất.
Tương tự như R8, Motospeed cũng là một thương hiệu chuyên cung cấp các thiết bị máy tính và phụ kiện chơi game như chuột chơi game, bàn phím chơi game đến từ Trung Quốc. Tuy vậy, so với các thương hiệu lâu đời khác thì Motospeed còn khá mới mẻ vì mới được cho ra mắt vào năm 2014.
Nếu bạn là một gamer chắc hẳn sẽ không xa lạ gì với các sản phẩm bàn phím giả cơ của Motospeed, nhìn chung các model Motospeed đều kế thừa thiết kế đẹp và kiểu dáng mang phong cách cổ điển của thương hiệu huyền thoại Mitsumi.
Bàn phím giả cơ Motospeed được đánh giá khá cao về mặt thiết kế, trọng lượng tương đối nặng và khá dày nên khi cầm trên tay bạn sẽ có cảm giác như đang cầm trên tay một chiếc bàn phím cơ vậy.
Tuy vậy, bàn phím giả cơ Motospeed lại có giá bán tương đối cao so với mặt bằng chung của thị trường, dao động tầm 150K-650K.
Model tiêu biểu nhất của hãng: Motospeed K10, Motospeed K11, Motospeed K40, Motospeed K68, Motospeed K80, Motospeed K81, Motospeed K91, Motospeed K93.
Bosston
Bosston đi lên nhờ vào việc cung cấp các thiết bị dành cho game thủ như chuột chơi, tai nghe và bàn phím chơi game. Nổi bật nhất chính là các sản phẩm combo 2 trong 1 gồm 1 bàn phím và 1 chuột chơi game rất tiện lợi.
Ở các sản phẩm bàn phím giả cơ Bosston chúng ta thấy được sự năng động về mặt kiểu dáng, thiết kế bắt mắt với hệ thống đèn LED màu, chất liệu phím bấm tương đối bền, mềm mại mang đến cho bạn sự thoải hơn trong suốt quá trình thao tác hay mức độ tương thích với nhiều hệ điều hành…
Yếu tố cuối cùng phải nói đến có lẻ là sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá bán cực kỳ phong phú dao động từ những dòng sản phẩm giá rẻ chỉ 100K cho đến dòng cao cấp hơn với giá bán lên đến 500K.
Model tiêu biểu nhất của hãng: Bosston G803, Bosston G808, Bosston G837, Bosston G809.
Fuhlen
Một thương hiệu đến từ Trung Quốc được thành lập vào năm 1996, chuyên cung cấp các thiết bị chơi game như chuột và bàn phím.
So với các thiết bị khác của hãng như bàn phím cơ, chuột chơi game thì các sản phẩm bàn phím giả cơ không được đánh giá cao bằng. Ở Fuhlen không có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại để người dùng có thể thoải mái lựa chọn.
Model tiêu biểu nhất của hãng: Fuhlen G450, Fuhlen G450S, Fuhlen G450X, Fuhlen G500, Fuhlen G37S.
E-Blue
E-Blue, một thương hiệu được thành lập tại Nhật Bản chuyên sản xuất và phân phối các sản phụ kiện chơi game. Đa phần các sản phẩm chuột chơi game và bàn phím chơi game của hãng được lắp ráp tại Trung Quốc.
Xét về mức độ ưa chuộng thì bàn phím giả cơ E-Blue không thể so sánh với Motospeed hay R8 được nhưng suy cho cùng nó vẫn rất xứng đáng nằm trong top thương hiệu bàn phím giả cơ tốt nhất.
Model tiêu biểu nhất của hãng: E-blue 075, E-blue 075 Pro, E-Blue EKM075, Eblue EKM737, Eblue K749, Eblue K757.
I-rocks
Phần nhiều sản phẩm của hãng I-rocks chủ yếu là dòng bàn phím cơ, trong khi ở một số sản phẩm bàn phím giả cơ thì lại có giá bán tương đối cao và thường dao động trên 500K.
Model tiêu biểu nhất của hãng: I-rocks IK6, I-Rocks K50E, I-Rocks K62E, I-Rocks IK10, i-Rocks KR6260WE.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số hãng nổi tiếng về bàn phím giả cơ khác như Newmen, Infinity, Ajazz…