Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh
1.1. Tắt tia sữa sau sinh là gì?
Tắt tia sữa là tình trạng phổ biến diễn ra ở các bà mẹ sau sinh gây ra các hậu quả như đau nhức bầu vú, sữa ra ít hoặc tắt hẳn khiến trẻ nhỏ thiếu các dưỡng chất, khoáng chất từ sữa mẹ. Để trả lời câu hỏi mẹ sau sinh bị tắc sữa phải làm sao thì trước tiên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như có các giải pháp phù hợp. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này giúp bạn phòng tránh và ngăn chặn.
1.2. Nguyên nhân chính gây tắc tia sữa
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa mà chủ yếu là các tác động chủ quan xuất phát từ cơ thể mẹ và do việc chăm sóc sau sinh chưa đúng cách. Một trong các nguyên nhân đầu tiên tiềm ẩn bên trong ống dẫn sữa là hiện tượng sữa đông kết khiến vòi tắc và không thể lưu thông.
Khi gặp tình trạng này các mẹ sẽ có cảm giác đau nhức bầu vú, buốt bầu vú hoặc rỉ sữa đặc. Nguyên nhân thứ hai cũng khá phổ biến đó là các mẹ không cho con bú hết hoặc vắt sạch ra bình sau mỗi lần sữa về. Dung dịch sữa còn ứ đọng trong bầu vú lâu ngày gây tắc nghẽn, không cho sữa mới chảy ra.
Nguyên nhân thứ ba là do các mẹ chưa biết cách thông tia sữa, việc thông tia không đúng cách nhiều lần dẫn đến hiện tượng sữa bị bứ trong bầu vú mà không thể thoát qua được. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân do mẹ đang mắc các triệu chứng tâm lý tiêu cực như stress, tinh thần không thoải mái, cảm hàn hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý, vệ sinh đầu vú sai cách.
Đừng quá lo lắng khi có dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh.
2. Mẹ sau sinh bị tắc tia sữa phải làm sao?
2.1. Dùng máy hút sữa hỗ trợ thông tia sữa
Máy hút sữa là một trong các dụng cụ hỗ trợ thông tia sữa hiệu quả mà các bà mẹ nên áp dụng thường xuyên. Mặc dù lợi ích của sản phẩm này là không thể phủ nhận nhưng bạn cũng cần tham khảo qua các lưu ý quan trọng khi sử dụng máy hút sữa để đạt hiệu quả cao nhất. Ngay khi có dấu hiệu tắc nghẽn, các mẹ nên sử dụng máy hút ở lực vừa phải, kết hợp nắn nhẹ lên bầu vú nhằm đả thông các mạch sữa ngầm, mang lại nguồn sữa tươi mới cho trẻ.
Máy hút sữa giúp khắc phục tắc tia hiệu quả cho phụ nữ sau sinh.
2.2. Cố gắng cho trẻ bú nhiều lần, kích thích thông tia sữa
Không có một tác động nào tự nhiên và tốt hơn đôi môi mềm mại của trẻ, việc thường xuyên cho con bú vừa giúp bầu vú làm quen với lực hút vừa phải, vừa kích thông tia sữa hiệu quả giúp mẹ giảm các cơn đau, lấy lại nguồn khoáng chất bổ dưỡng cho con mỗi ngày. Nếu nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa là do mẹ thường xuyên sử dụng máy hút lực quá mạnh thì đây chính là biện pháp hữu hiệu giúp bạn khắc phục tình trạng nghiêm trọng này.
2.3. Massage bầu vú
Là một trong 10 cách kích thích tia sữa hiệu quả cho con bú, massage bầu vú sẽ nhanh chóng mang lại nguồn dinh dưỡng thơm ngon cho trẻ phát triển toàn diện mỗi ngày. Cơ chế tác động của phương pháp này là giúp tăng cường lượng prolactin và oxytocin cho cơ thể, đả thông các phần sữa vón cục hoặc ứ đọng sót lại sau mỗi lần con bú, giúp mạch sữa được lưu thông trở lại. Ngoài ra, đây cũng là một trong các cách giúp phụ nữ lấy lại vóc dáng ngực sau sinh, không bị chảy xệ và nhăn nheo. Một chú ý nho nhỏ là bạn cần vệ sinh sạch sẽ bầu vú cũng như bàn tay trước khi thực hiện để tránh nhiễm khuẩn, ngoài ra các dòng máy massage nhẹ nhàng, thư giãn cũng hỗ trợ quá trình này diễn ra nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
2.4. Gặp bác sĩ tư vấn và điều trị
Mẹ sau sinh bị tắc tia sữa phải làm sao để khắc phục nhanh và dứt điểm? Nếu các gợi ý trên đây chưa thể giải quyết tình trạng nghiêm trọng này thì bạn nên đến gặp các bác sĩ để nhận tư vấn chi tiết cũng như tiếp nhận liệu trình điều trị hiệu quả.
Mẹ sau sinh bị tắc tia sữa phải làm sao để khắc phục hiệu quả?
3. Cách phòng tránh tắc tia sữa sau sinh?
Cách tốt nhất để mang lại nguồn sữa non dồi dào cho trẻ là thực hiện các biện pháp phòng tránh tắc tia sữa ngay sau sinh. Tránh xa các thực phẩm gây mất sữa, tắc hôi sữa ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Có một lời khuyên đơn giản nhưng không phải bà mẹ nào cũng làm được đó là cho bé bú càng sớm càng tốt, việc này giúp bầu vú nhanh chóng làm quen với lực hút, dễ dàng ra sữa chỉ qua vài mớm môi của trẻ.
Các cặn sữa còn sót lại ở đầu vú sau mỗi lần cho con bú lâu ngày sẽ vón cục và làm tắc vòi sữa của mẹ, chính vì thế bạn cần vệ sinh sạch sẽ vị trí này sau mỗi lần cho bé ăn và hút sữa để ngăn chặn tình trạng đáng tiếc xảy ra nhé.
Việc mặc áo nịt quá chặt khiến đầu vú bị tắc nghẽn bởi mồ hôi và cặn bẩn, bạn nên vứt bỏ các bộ quần áo không còn vừa vặn và ưu tiên đồ rộng rãi để đầu vú được thông thoáng, hạn chế tình trạng tắc sữa. Gợi ý thứ ba bạn nên thực hiện mỗi ngày đó là mát xa đầu vú hoặc day nhẹ để các cục đông còn đọng lại tan ra, vỡ ra, giúp bầu ngực được lưu thông, thoải mái, sữa cũng vì thế mà tiết ra nhiều hơn.
Cũng giống như tác dụng vệ sinh, việc lấy hết sữa ra khỏi bầu vú sau mỗi lần cho con ăn giúp hạn chế tình trạng đóng cặn hoặc vón cục ở tia sữa. Nếu sữa của mẹ quá nhiều thì có thể sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng, diệt khuẩn an toàn để lưu lại và sử dụng ở lần sau.
Chú ý cuối cùng mà bạn cần lưu tâm là nên theo dõi, chăm sóc đầu vú thường xuyên. Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường ở ngực nên đi thăm khám và chữa trị kịp thời để mang lại nguồn sữa tươi dồi dào cho con trẻ, ngăn chặn nguy cơ đau tức ngực hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
Tắc tia sữa gây đau đớn ở phụ nữ sau sinh.