Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sử dụng máy hút sữa để hút sữa dư và trữ đông sữa cho con là việc làm không còn xa lạ với các mẹ bỉm sữa. Khi mẹ đi làm trở lại bé có thể được người trông giữ cho uống sữa trữ đông. Dưới đây là cách rã đông và làm ấm sữa mẹ đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé:
Rã đông sữa mẹ đúng cách
Rã đông đúng cách không làm sữa mẹ bị mất chất
Rã đông sữa mẹ cần có qui trình, không nên rã đông đột ngột bằng cách cho bình sữa vào nước sôi 100 độ hay cho vào lò vi sóng. Cách làm này là hoàn toàn sai và làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa. Để rã đông sữa cho bé mẹ có thể làm theo 2 cách:
– Rã đông chậm: bạn nên có kế hoạch chuẩn bị đồ ăn cho bé khi sử dụng phương pháp rã đông sữa chậm nếu không muốn bé bị đói vì sữa không kịp tan. Để rã đông chậm, bạn chỉ cần cho sữa từ ngăn đông đá xuống ngăn mát và để qua đêm, có thể mất từ 8 đến 12 giờ để sữa rã đông hoàn toàn.
– Rã đông nhanh:
+ Cách thứ nhất: cho bình/túi sữa chảy dưới vòi nước ấm, chỉ nên sử dụng nước 40 độ C
+ Cách thứ 2: cho bình/túi sữa vào một tô nước ấm không quá 40 độ C, thay nước ấm thường xuyên để giúp sữa mau rã đông, cho đến khi rã đông hoàn toàn. Lúc này sữa đã rã đông vẫn còn lạnh.
Hâm sữa đúng cách
Có thể sử dụng máy hâm sữa để hâm sữa
Sữa sau khi được rã đông thì vẫn còn lạnh. Bạn hoàn toàn có thể cho bé bú ngay sữa đang lạnh hoặc hết lạnh mà không cần làm ấm bởi vì việc làm ấm sữa có nhiệt độ giống như sữa khi bú mẹ trực tiếp chứ không có tác dụng thanhh trùng sữa. Chất lượng lữa mẹ trước và sau khi hâm là không thay đổi. Tuy nhiên, nếu bé không chịu bú sữa lạnh thì mẹ cần hâm sữa theo cách sau:
– Cách 1: Đổ lượng sữa trữ đông vào bình với lượng vừa đủ cho bé bú, phần còn lại tiếp tục để ngăn mát tủ lạnh. Cho bình sữa vào tô nước ấm không quá 40 độ C, thay nước ấm thường xuyên để sữa mau ấm
– Cách 2: Dùng máy hâm sữa, với máy hâm sữa bạn chỉ cần chỉnh nhiệt độ đến mức mong muốn (40 độ C) sau đó đợi khoảng 15 phút là có thể cho bé bú. Với cách này bạn không phải ngồi canh nước nguội và thay nước mới. Tuy nhiên, dù hâm sữa theo cách nào cũng cần thử sữa trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ sữa lên cổ tay để đảm bảo bé không bị bỏng do sữa quá nóng.
Khi hâm sữa cho bé các mẹ cần lưu ý không đun sữa trực tiếp trên bếp vì rất dễ bị nóng quá nhiệt độ cần thiết. Đặc biệt, không được hâm sữa của trẻ trong lò vi sóng vì cách này không chỉ làm sữa bị mất chất mà bình sữa còn có những chỗ quá nóng gây bỏng miệng bé. Sữa sau khi đã rã đông thì không cấp đông lại, sữa đã hâm cho bé bú thì chỉ bú trong vòng 1 giờ, nếu bé không bú hết thì nên bỏ đi, không cất lại vào tủ lạnh hoặc hâm lại cho bé bú nữa.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam