Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trẻ em là đối tượng tấn công mạnh mẽ của bệnh sởi, vì thế, việc hiểu biết về sởi để có những hành động chính xác nhằm giảm đến mức thấp nhất những biến chứng, và tác hại đối với cơ thể bé rất quan trọng.
Sau đây là những điều bạn cần lưu ý khi bé nhà bạn bị bệnh sởi:
Biểu hiện sởi ở bé
Phát ban thường xuất hiện 3 ngày sau khi nhiễm sởi và kèm theo sốt cao
Khi bị sởi, hầu hết mọi người thường có những biểu hiện giống nhau, tuy nhiên, đối với bé, có một số biểu hiện cụ thể mà trước khi phát ban sởi, bạn nên chú ý:
– Bị chảy nước mũi
– Sốt trên 38 độ C
– Ho nhiều, liên tục
– Mũi đỏ, bé liên tục ngứa ngáy, mắt bé có dấu hiệu bị sưng
– Trước khi phát ban đỏ, xung quanh miệng bé có thể xuất hiện những vết chấm nhỏ màu trằng li ti.
Ba ngày sau khi mắc sởi, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu chấm đỏ, trước hết là ở tai, sau đó lan rộng ra khắp mặt, cổ và xuất hiện trên khắp người bé. Bên cạnh đó, bé cũng sốt cao hơn.
Các vết đỏ này thậm chí còn kéo theo các biểu hiện như ngứa ngáy, khiến bé khá khó chịu.
Các vết đỏ này sẽ dần dần chuyển thành các bọng to hơn, và sau khoảng 5 ngày, các bọng đỏ này sẽ dần dần xẹp xuống, sau đó đóng thành vảy và bong ra.
Chăm sóc bé thế nào trong khi bị sởi
Cần bổ sung nước cho trẻ khi bị sởi
Nếu bạn nghi ngờ bé nhà bạn bị sởi, thì nên báo ngay cho các cán bộ y tế, vì sởi có khả năng bùng phát thành dịch, vì thế, các cán bộ y tế cần ghi nhận từng ca mắc bệnh vào sổ và có những biện pháp phòng chống và cách ly với những người khác
Bên cạnh đó, bạn cần phải biết rằng, sởi là một bệnh do virus gây ra, chính vì thế, không thể điều trị bằng kháng sinh. Sởi phát triên theo giai đoạn, và trẻ tự khỏi khi đã qua giai đoạn phát triển của sởi. Trong giai đoạn bị bệnh, các bậc phụ huynh chỉ cần tạo môi trường cho bé không bị những biến chứng của sởi:
– Cách li hoàn toàn trẻ với trẻ em khác, hoặc những người khác trong ít nhất 4 ngày sau khi bé phát ban trên toàn thân
– Cho bé uống nhiều nước (đặc biệt là nước ngọt, sữa, nước hoa quả…) vì trong khi bị sởi, bé thường rơi vào trạng thái sốt cao, tình trạng mất nước xảy ra, vì thế bạn cần đảm bảo bé không bị thiếu nước.
– Khi bé rơi vào tình trạng sốt quá cao, thì cho bé uống Paracetamol để giảm sốt, ngoài ra, các miếng dán hạ sốt (Akido) cũng khá hữu dụng trong những ngày bé bi sởi
Tùy độ tuổi cũng như thể trạng của bé mà có những cách hạ sốt khác nhau, với những bé dưới 37 tuần tuổi và nặng dưới 4 kg, thì có thể sử dụng liều lượng pracetamol thấp, hoặc dạng thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của các dược sĩ và bác sĩ để biết thêm chi tiết về liều lượng thích hợp
– Nếu bé của bạn bị ho trong khi bị sởi, nên cho trong phòng bé một chậu nước ấm, để làm tăng độ ẩm của phòng. Bên cạnh đó, nếu bé đã hơn 1 tuổi, thì có thể sử dụng 1 thìa nước cốt chanh, trộn với 2 thìa mật ong và một chút nước ấm cho bé uống để trị ho. Lưu ý không nên sử dụng thuốc trị ho trong khi bé bị sởi vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Khi bị sởi bé có thể có những biến chứng nào?
Thường thì bệnh sởi diễn ra trong 1 tuần, và không có những biến chứng nguy hiểm ngoài việc sốt cao, tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có thể có những biến chứng nặng hơn.
Do khi bị sởi, hệ miễn dịch của bé đang rất yếu, vì thế có thể bị một số bênh khác xâm nhập vào cơ thể bé như:
– Tiêu chảy
– Nôn mửa liên tục
– Nhiễm trùng tai
– Nhiễm trùng mắt
– Co giật liên tục
– Cổ họng bị sưng
Khi có những biến chứng này bạn cần báo với các sĩ để có những biện pháp xử lí ngay lập tức, tránh những tác hại nghiêm trọng.
Có vắc – xin phòng sởi không?
Vắc – xin phòng bệnh sởi cần được tiêm 2 lần khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và khi trẻ đủ 18 tháng tuổi
Câu trả lời là: Có. Trẻ em ở tháng 13 thường được tiêm vắc – xin MMR giúp cơ thể có hệ miễn dịch với sởi.
Tuy nhiên, việc tiêm vắc – xin MMR không đồng nghĩa với việc bé của bạn không thể nhiễm bệnh, vì vắc – xin chỉ có thể đảm bảo từ 90 – 95% khả năng phòng chống bệnh, do đó sẽ không lạ nếu như con bạn bị mắc sởi mặc dù đã tiêm vắc – xin
Để đảm bảo an toàn hơn, vắc – xin MMR sẽ được tiêm 2 lần khi bé đưuọc 13 tháng tuổi và khi bé trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi, khi đó, khả năng bảo vệ trẻ trước dịch là 99%
Nếu con bạn chưa được tiêm vắc – xin phòng sởi?
Có một lý do nào đó mà con bạn chưa được tiêm vắc – xin phòng sởi, và bạn thắc mắc liệu con mình có bị sởi lại không?
– Nếu con bạn chưa được 6 tháng tuối, và bản thân người mẹ đã có miễn dịch với sởi thì bé sẽ không bị sởi, vì các kháng thể truyền từ mẹ sang con sẽ bảo vệ bé ít nhất là 6 tháng ban đầu.
– Nếu con bạn chưa được 6 tháng tuổi và bạn thì chưa có kháng thể với sởi, thì việc tiêm Globulin huyết thanh để tạo kháng thể chống lại sởi trong cơ thể bé.
– Khi đã đủ 6 tháng tuổi, thì bé có thể tiêm vắc – xin sởi để phòng việc sởi gây hại cho cơ thể.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N
Nguồn: Babycentre