Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nokia Asha 503 có giá bán quốc tế gần 2,1 triệu đồng (bản 1 SIM)
Asha 503 sẽ được bán ra với hai phiên bản: SIM kép và 1 SIM. Theo đó, vóc dáng của máy khá vuông vức và rực rỡ sắc màu như tiền bối Asha 501 trước đó. Dù là dòng điện thoại bình dân, nhưng Nokia vẫn trang bị cho máy chuẩn kết nối 3G và cụm camera chính 5MP phía sau, cho khả năng ghi hình rất tốt ở điều kiện đủ sáng. Sau đây, mời các bạn cùng xem qua bài đánh giá chi tiết về sản phẩm này.
Kiểu dáng thiết kế
Nokia Asha 503 đọ dáng cùng các đối thủ cùng trang lứa
Nokia Asha 503 có thiết kế khá độc đáo, thoạt nhìn bạn sẽ ngỡ ngàng… Vì sao một chiếc điện thoại bình dân lại được chế tác bằng thủy tinh vô cùng công phu đến thế? Nhưng chỉ khi trên tay và nhìn bao quát hơn, bạn sẽ hiểu rõ vấn đề. Asha 503 đã đánh lừa thị giác của bạn và trên thực tế lớp vỏ ngoài cùng chỉ được gia công bằng chất liệu nhựa mà thôi.
Cụ thể hơn, Asha 503 có đến 2 lớp vỏ ngoài với tên gọi Dual Shot. Theo đó, lớp vỏ ngoài cùng được kết tinh bằng chất liệu nhựa trong suốt toàn tập, nên không cản trở tông màu sặc sỡ của lớp vỏ bên trong. Tạo cảm giác sang trọng, pha lẫn chút trẻ trung và vô cùng bắt mắt. Với lối thiết kế kiểu cách như thế này, sẽ khiến đại đa số giới trẻ hiện nay mê mẩn, cũng như tầng lớp người dùng trung niên có thêm nhiều lựa chọn về dòng điện thoại giá rẻ “ăn chắc mặc bền”.
Bạn có thể trải nghiệm Asha 503 dễ dàng chỉ bằng một tay
Asha 503 sẽ cùng bạn xuống phố với 6 gam màu thanh nhã bao gồm; đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh da trời, trắng và đen. Thành viên mới của gia đình Asha cũng có kích thước nhỏ gọn như hầu hết các phiên bản tiền nhiệm trước đó. Bạn có thể trải nghiệm máy chỉ bằng một tay và cho vào túi áo quần một cách rất dễ dàng.
Tuy nhiên, máy có phần lớn hơn và dày hơn so với Asha 501, nhưng sự khác biệt là không đáng kể. Asha 503 có duy nhất một phím “Back” cảm ứng điện dung ngay bên dưới màn hình hiển thị, thay vì 3 phím như các dòng điện thoại khác trên thị trường hiện nay hay ít nhất cũng được 2 phím.
Viền màn hình phía trên của mặt trước có logo thương hiệu Nokia và dải loa thoại
Asha 503 có đến 2 lớp vỏ ngoài với tên gọi Dual Shot
Đỉnh máy có cổng tai nghe 3.5mm và MicroUSB kiêm sạc pin
Đáy máy
Cạnh phải có nút nguồn và bộ đôi nút tăng giảm âm lượng
Cạnh trái
Camera chính 5MP phía sau, kết hợp cùng đèn LED Flash trợ sáng bên cạnh
Nút bấm mở ốp lưng và cũng là nơi phát âm thanh của loa ngoài
Viền màn hình dưới phía trước có duy nhất một nút “Back” cảm ứng
Một cái nhìn tổng quan bên trong khay SIM và pin
Máy hỗ trợ thẻ nhớ ngoài tối đa 32GB
Màn hình hiển thị
Độ sáng màn hình của Asha 503 khá thấp chỉ 268 nits mà thôi
Asha 503 được trang bị màn hình LCD cảm ứng điện dung 3-inch và được bao phủ bởi lớp kính cường lực Gorilla Glass 2. Hỗ trợ 262.000 màu sắc, thay vì hơn 16 triệu màu như bạn đã nhìn thấy trên các dòng smartphone đang lưu hành trên thị trường hiện nay. Điều này làm cho quá trình chuyển đổi màu sắc ít được mịn màng và với độ phân giải rất thấp chỉ 240 x 320 pixels, hình ảnh và nội dung hiển thị chỉ cho có.
Góc nhìn của máy càng thấp thì càng tốt
Các dải màu hiển thị không chính xác cho lắm
Nói đi thì cũng phải nói lại, với giá thành không thể rẻ hơn cho một chiếc điện thoại 3G nêu trên, thì chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều ở khoản màn hình hiển thị và góc nhìn cũng như độ chính xác tương đối của các dải màu.
Giao diện và tính năng
Giao diện màn hình khóa
Asha 503 sở hữu nền tảng phần mềm “Nokia Asha Platform”, một phiên bản cải tiến và hiện đại hóa phần lớn các tính năng hệ thống từ Series 40. Đối với giao diện người dùng, bạn chỉ cần “swipe” qua lại các trang giống như hầu hết smartphone hiện nay.
Không giống như nền tảng S40 và Symbian trước kia, chỉ kéo lên và kéo xuống. Có thể thấy, giao diện này chiếm ưu thế rất lớn cũng như vay mượn từ hệ điều hành MeeGo (trên N9) chuẩn bị khai tử vào năm sau cùng Symbian.
Giao diện màn hình Home
Do hạn chế về không gian hiển thị nên các thiết lập của một số ứng dụng như trình duyệt, cuộc gọi, lịch, danh bạ, email… đều nằm trong menu Settings. Trong một số ứng dụng như Facebook, phím tuỳ chọn mang cấu trúc trái-phải quen thuộc với rất nhiều người sử dụng Nokia. Một tin tuyệt vời khác là WhatsApp, ứng dụng nhắn tin đa nền tảng nổi tiếng hoàn toàn miễn phí, giờ đây đã có mặt trên Asha.
Bàn phím mặc định trên Asha 503
Asha 503 cũng có ứng dụng Here Maps giúp bạn có thể điều hướng và tìm kiếm danh mục đường đi rất dễ dàng. Tuy nhiên, máy thiếu đi tính năng định vị toàn cầu GPS, nên việc xác định chính xác vị trí của bạn hầu như rất khó khăn.
Trình duyệt Nokia Xpress
Với giao diện Fastlane rất đặc trưng, cung cấp những thông tin về cuộc gọi gần đây, cuộc gọi nhỡ, tin nhắn, những ứng dụng mới dùng. Ngay trên phần đầu (Today) là thông tin lịch làm việc, cuộc hẹn… Có thể xem đây là một nơi để lưu lại những gì bạn dùng, khi chọn lại một mục nào đó (ví dụ như Video) thì nó sẽ tiếp tục với giao diện sử dụng tiếp theo.
Ứng dụng lịch
Ở đây thì video bạn xem đến đâu nó sẽ phát tiếp đến đó. Muốn coi lại từ đầu thì bạn vào thẳng mục Video trong menu của máy. Giao diện màn hình chờ của máy cũng rất giống với MeeGo, bạn chạm 2 lần để mở giao diện khoá thành giao diện chờ, đọc nhanh email, tin nhắn chỉ với một cú trượt ngang trên màn hình.
Trình quay số
Thanh thông báo Notification giống như trên Android và iOS
Ứng dụng máy tính
Trình chơi nhạc MP3
Bộ vi xử lý và bộ nhớ
Có vẻ như Asha 503 không đủ mạnh khi so với những dòng smartphone với giá rẻ nhất. Mặc dù, các nền tảng phần mềm Asha mới được tối ưu hóa cho thiết bị, nhưng máy vẫn có chút chậm chạm (lag). Điều hướng trên menu thì khá mịn, nhưng khi mở các ứng dụng hoặc cố gắng để mở hình ảnh, hiện tượng lag bắt đầu “ngự trị”.
Bộ nhớ trong tối đa 174,2MB
Thực tế mà nói về phần cứng, Nokia không đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết về bộ xử lý, chỉ biết máy dùng CPU lõi đơn dựa trên nền kiến trúc ARM11 xung nhịp 1GHz. Kết hợp cùng dung lượng RAM 128MB, gấp đôi những gì mà tiền bối Asha 501 chiếm hữu.
Về khả năng chiến game trên Asha 503, máy chỉ hỗ trợ những game cơ bản trên nền Java với kích thước tối đa 5MB – quá đủ cho một tựa game chất lượng. Ngoài ra, bạn sẽ có một khoản trợ cấp rất nhỏ với bộ nhớ trong chỉ 174,2MB. May mắn thay, máy có thể mở rộng lưu trữ thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD lên đến 32GB và bạn sẽ được tặng kèm thẻ nhớ 4GB trong hộp (tùy thị trường).
Máy ảnh và thời lượng dùng pin
Giao diện chính của camera
Asha 503 đi kèm với máy ảnh phía sau có độ phân giải 5MP, kết hợp cùng đèn LED Flash và không có camera phụ phía trước.
Các thiết lập chụp ảnh
Mặc định, máy có thể quay video ở độ phân giải 480 x 320 pixels và tối đa 640 x 480 pixels. Tuy nhiên, chi tiết hình ảnh hiển thị khá tầm thường và tốc độ khung hình chỉ 17fps (lên đến 21fps ở độ phân giải thấp hơn). Chưa ngừng lại tại đó, trong quá trình thu âm khi quay, máy phát ra âm thanh tanh tách gần như liên tục gây phiền nhiễu.
Loạt ảnh chụp từ camera 5MP của Nokia Asha 503:
Video được quay từ Nokia Asha 503
Asha 503 có thỏi pin dung lượng 1200mAh, tương đương với Asha 501. Theo đó, nếu bạn sử dụng máy ở mức trung bình với chế độ 2G thì có thể trụ được đến 12 giờ và tối đa 4,5 giờ trên 3G trước khi cạn pin. Mặt khác, bạn có thể dùng Asha 503 “bá đạo” đến 1 tuần chỉ gọi, nghe và nhắn tin thông thường (chế độ 2G cùng 1 thẻ SIM) và duy trì đến 3-4 ngày (chế độ 2G cùng SIM kép).
Cùng nhìn lại cấu hình cơ bản của Nokia Asha 503:
– Màn hình: LCD 3-inch, độ phân giải 240 x 320 pixels, mật độ điểm ảnh 133ppi, 262144 màu, Gorilla Glass 2, cảm biến tiệm cận, gia tốc
– CPU: Dựa trên bộ xử lý ARM11 xung nhịp 1GHz
– RAM: 128MB
– ROM: 174,2 MB (hỗ trợ microSD và microSDHC 32GB)
– Hệ điều hành: Nokia Asha Platform
– Camera: 5MP, đèn LED Flash, độ dài tiêu cự 32mm, khẩu độ F2.4, kích thước cảm biến ¼”
– Kết nối có dây và không dây: 2G/3G, Wifi chuẩn n, Bluetooth 3.0, FM, MicroUSB
– Khe SIM: 1 hoặc 2 tùy phiên bản
– Dung lượng pin: 1200 mAh
– Kích thước: 102,6 x 60,6 x 12,7 mm
– Trọng lượng: 111 gram
Tổng kết
Bộ phụ kiện chuẩn bán kèm theo Nokia Asha 503
Với giá bán quốc tế chỉ 99 USD/ gần 2,1 triệu đồng (bản 1 SIM), Nokia Asha 503 hoàn toàn hơn hẳn phiên bản tiền nhiệm 501 trước đó. Máy có cả kết nối 3G và Wifi giúp người dùng có thể tùy thích online mọi lúc mọi nơi, kiểu dáng độc và sang trọng góp phần xua tan thành kiến giá rẻ ở một chiếc “feature phone” khi xuống phố. Cuối cùng, bạn cũng có thể trổ tài nhiếp ảnh với camera 5MP, kết hợp cùng đèn LED Flash trợ sáng.
Ưu điểm
– Kiểu dáng thiết kế độc đáo và đầy màu sắc
– Máy ảnh tốt so với giá thành
– Giá bán rất phải chăng
Nhược điểm
– Hầu như không đáng kể với một chiếc điện thoại giá chưa đến 100 USD