Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ưu điểm:-Giá rẻ-Hình thức bắt mắt, độc đáo-Thiết kế khá chắc chắn-Bộ nhớ có thể mở rộng -2 sim 2 sóng
Nhược điểm:-Màn hình cảm ứng có độ phân giải thấp-Hiệu năng chỉ đạt mức trung bình-Còn khá ít ứng dụng
Là sản phẩm đầu tiên của dòng Asha sở hữu cho mình những tính năng cùng mạng 3G phổ thông tại Việt Nam ngày nay, Nokia đặt khá nhiều kì vọng vào đứa con cưng Asha 503 có thể tạo nên một trào lưu ở mức giá phổ thông giống như những chiếc Nokia 1200, 1100 đã thống trị ngày trước. Tuy trong tương lai gần chiếc Asha 503 không thể bắt kịp xu thế 4G tốc độ cao, nhưng Facebook, Twitter, hay các ứng dụng xã hội khác vẫn nằm trong khả năng của chiếc smartphone này.
Các thông số cơ bản bao gồm màn hình cảm ứng 3″, camera 5mp, pin 1200mAh, bộ nhớ trong 150 MB, có hỗ trợ thẻ nhớ lên tới 32 GB, hệ điều hành Nokia Asha software platform 1.0, và đặc biệt là hỗ trợ 2 sim 2 sóng.
Thiết kếThông thường một chiếc điện thoái giá rẻ sẽ có thiết kế đóng hộp đơn giản, ko nhiều họa tiết hay màu mè, nhưng Asha 503 lại sở hữu ngoại hình nổi bật hơn hẳn những chiếc điện thoại đồng giá. Bên cạnh lớp vỏ ốp lưng nhiều màu sắc thường thấy từ các dòng smartphone của Nokia, chiếc 503 còn sở hữu lớp vỏ plastic trong suốt bọc bên ngoài tạo hiệu ứng “đóng băng” rất độc đáo.
Thiết kế “đóng băng” độc đáo. Ảnh: Cnet
Chiếc vỏ dày cộng với độ đàn hồi giữa các lớp plastic cũng đồng nghĩa với việc “cục băng” này khá bền và chắc chắn. Có lẽ Nokia muốn tiếp tục duy trì độ “cứng” vốn đã thành huyền thoại của “cục gạch” 1200 ở những chiếc điện thoại phổ thông. Nắp lưng chiếc Asha 503 cũng dễ dàng tháo rời giống như những sản phẩm trước đây, bên trong là khe cắm sim, pin, và khe cắm thẻ nhớ SD mở rộng tớ 32 GB – một điểm mạnh so với những chiếc điện thoại cùng giá.
Với chiều dài 103mm, chiều rộng 61mm làm chiếc Asha 503 khá nhỏ gọn, vừa tay. Tuy độ dày lên tới 12.7mm, nhưng chiếc smartphone này chỉ nặng 110g, tạo cảm giác khá thoải mái khi cầm cũng như bên trong túi.
Hiển thịMàn hình cảm ứng 3″ với độ phân giải khá thấp 320×240-pixel, ngay cả khi so với những chiếc điện thoại phổ thông. Đây có lẽ là điểm trừ lớn nhất của chiếc Asha 503. Các dòng chữ, biểu tượng, hình ảnh do vậy mà hiển thị với chất lượng khá kém, và nhợt nhạt tạo cảm giác như những chiếc điện thoại cảm ứng “một chạm” thời kỳ đầu. Với giới hạn độ phân giải màn hình,”cục băng” 503 có lẽ chỉ phục vụ tốt việc nghe gọi, nhắn tin, online facebook,.. chứ khó lòng đáp ứng các nhu cầu giải trí khác.
Chất lượng màn hình hiển thị gây thất vọng ở Nokia Asha 503
Hệ điều hành AshaThay vì sử dụng Windows Phone như các đàn anh Lumia, chiếc Asha 503 sử dụng một hệ điều hành riêng, có thể gọi đơn giản là Asha OS, vốn dựa trên nền tàng Meego cũ của Nokia. Ở màn hình chính tập hợp các ứng dụng thông thường với thiết kế khá tương đồng với hdh iOS. Thanh điều khiển bên dưới cũng được tối giản hết mức, khi chỉ có một nút cảm ứng “Quay lại”.
Asha 503 sở hữu chức năng độc đáo Fastlane được nâng cấp để nhận biết thói quen sử dụng của người dùng. Cụ thể Fastlane sẽ tập hợp những cuộc gọi gần đây, nhưng ứng dụng mới sử dụng, hay những website thường ghé thăm,.. cùng với thông tin về nhắc nhớ, ghi chú cá nhân. Ý tưởng này giúp chúng ta làm được nhiều việc cùng lúc hiệu quả hơn bằng cách truy cập trực tiếp vào những tính năng ưa thích chỉ bằng một chạm tay.
Sở hữu hệ điều hành độc lập Asha OS với tính năng Fastlane độc đáo
Hệ điều hành Asha được đánh giá khá đơn giản, nhưng cung cấp đủ các tính năng thông dụng cho người dùng, tuy nhiên độ phân giải màn hình thấp, cộng với giới hạn phần cứng khiến việc đóng mở các ứng dụng khá chậm chạm, ngay cả khi chuyển các trang công việc, tạo cảm giác không được “mượt”.
Do sở hữu kho ứng dụng riêng, nên những chiếc điện thoại Asha tỏ ra khá lép vế. Ngoài một số lượng ứng dụng có sẵn (WhatsApp, Plant Vs Zombie,..) thì còn khá nhiều tên tuối khác còn chưa được hỗ trợ như Sportify, Netflix, Instagram,.. Nếu muốn sở hữu kho ứng dụng lớn hơn thì tốt nhất bạn nên dành tiền cho một thiết bị Android phổ thông trên thị trường.
CameraPhía mặt sau chiếc Asha 503 là camera 5-megapixel có hỗ trợ Flash. Chất lượng ảnh chụp nằm ở mức chấp nhận được đối với một chiếc điện thoại ở mức giá này. Tuy rằng mức độ thật của ảnh chưa cao, chất lượng chụp thiếu sáng còn kém, và về tổng thế khá thiếu sống động.
Ảnh chụp với Asha 503 nằm ở mức chấp nhận được
Thời lượng sử dụng
Sở hữu pin 1,200mAh khá thấp so với mặt bằng chung, tuy nhiên các tính năng của Asha 503 lại không yêu cầu một trữ lượng pin lớn do sở hữu màn hình nhỏ với độ phân giải thấp. Mặc dù vậy hiệu năng nói chung, thời lượng sử dụng của Asha 503 vẫn nằm ở mức trung bình chỉ với 4-5 giờ đàm thoại bằng 3G.
Pin 1,200 là đủ đối với Asha 503
Khắc phục nhược điểm ấy, chiếc Asha này lại có thời gian chờ lên tới 35 ngày. Do vậy nếu bạn không mấy khi sử dụng các chức năng 3G, cũng như các ứng dụng thường xuyên, thì thời lượng pin chờ khá ấn tượng.
Tổng kếtVới giá niêm yết trên thị trường vào khoảng 1.800.000đ, chiếc Nokia Asha 503 đang là một sự lựa chọn tốt nếu như bạn tìm kiếm một chiếc điện thoại chỉ với chức nghe, gọi, nhắn tin và hỗ trợ mạng xã hội, phong cách trẻ trung, thời trang. Một điểm đáng lưu ý là Asha 503 còn hỗ trợ 2 sim 2 sóng khá tiện lợi với đa số người dùng. Với một nhu cầu giải trí cao hơn, hay yêu cầu một lượng ứng dụng lớn hơn, thì có lẽ chúng ta nên đầu tư thêm một chút tiền cho một chiếc smartphone tầm trung với hiệu năng tốt hơn.
Nguyễn – Theo CNet