1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Đánh giá máy ảnh Samsung NX500 – chiếc ILC tuyệt hảo (phần 1)

Samsung NX500 là một chiếc ILC hoàn hảo gần như tuyệt đối, duy chỉ có điều nó không được trang bị kính ngắm mà thôi.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Ưu điểm: Hình thức bắt mắt, thiết kế đẹp, NX500 còn sở hữu chất lượng ảnh và video hàng đầu.

Nhược điểm: Chế độ điều khiển bằng tay của NX500 sẽ khiến bạn “vò đầu bứt tai” mỗi khi đợi máy kết nối và phát lại video.

Đánh giá chung: Samsung NX500 sở hữu rất nhiều tính năng hữu ích, chất lượng video ấn tượng cùng một vẻ ngoài khỏe khoắn, rất phù hợp cho gia đình và những người hay đi du lịch.

Mặc dù giá của nó hơi đắt so với các đối thủ cạnh tranh khác và nó không có kính ngắm, Samsung NX500 vẫn mang đến cho người sử dụng vô số tính năng hữu ích, chất lượng video vượt trội và hiệu suất của một chiếc máy chụp hành động, nó là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình hoặc những ai yêu thích “xê dịch”.

Mức giá của NX500 được đánh giá là khá cao đối với một chiếc ILC không có kính ngắm: khoảng 13 triệu trong khi các máy ILC có giá rất cạnh tranh, chỉ khoảng 2 triệu. Tuy nhiên với mức giá ấy, máy được trang bị một tính năng siêu hiện đại – tính năng quay phim 4K.

Chất lượng hình ảnh

Hẳn người dùng cũng không hề ngạc nhiên khi chất lượng ảnh và video của NX500 vượt trội hơn hẳn đối thủ cạnh tranh Olympus E-PL7. Samsung đã tổng hợp gần như tất cả các những gì cao cấp nhất vào chiếc NX500 này: cảm biến và bộ xử lý hình ảnh DRIME V cộng thêm tính năng quay phim 4K.

Đối với chiếc máy ảnh với mức giá như thế này, chất lượng ảnh của nó khá tốt, nó có màu sắc cực đẹp, cân bằng trắng và phạm vi sắc độ đều cực chuẩn. Nó là một trong những chiếc ILC tốt nhất giá dưới 20 triệu. Tuy nhiên, ảnh lại không sắc nét khi chụp ở ISO tầm trung giống như chiếc Nikon D5500 (có giá thàng cao hơn).

Như bạn đã biết chiếc NX1 sở hữu ống kính ấn tượng (16-50 mm f2-2.8) còn chiếc NX500 được trang bị ống kính kit 16-50 mm f3.5-5.6, đây là loại ống kính tầm trung tốt nhất trên thị trường. Ảnh có độ nét tốt ở mức ISO 6400 của chiếc NX1 sẽ bị mất độ nét nếu được chụp bởi chiếc NX500 với mức ISO 1600, và những vùng không được làm nét trên ảnh nhìn ổn hơn nhiều nếu ảnh được chụp bởi chiếc NX1.

Tính năng quay video 4K xuất sắc; video sắc nét và có độ tương phản cao và có rất ít lỗi.

Phân tích ảnh mẫu

Trong bức ảnh định dạng JPEG được chụp bằng lens kit này, các vùng được lấy nét có độ sắc nét cao khi ở ISO 1600, tuy nhiên bạn có thể thấy những vùng ngoài vùng được lấy nét bắt đầu bị nhòe.

Trong bức ảnh định dạng JPEG được chụp bằng lens kit này, các vùng được lấy nét có độ sắc nét cao khi ở ISO 1600, tuy nhiên bạn có thể thấy những vùng ngoài vùng được lấy nét bắt đầu bị nhòe.

Mức ISO 3200 là mức ISO cao nhất mà bạn nên dùng để chụp ảnh định dạng JPEG mà vẫn giữ được phần lớn chi tiết của ảnh, ít nhất là khi chụp với lens kit.

Mức ISO 3200 là mức ISO cao nhất mà bạn nên dùng để chụp ảnh định dạng JPEG mà vẫn giữ được phần lớn chi tiết của ảnh, ít nhất là khi chụp với lens kit.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của lens kit 16-50 mm f3.5-5.6 của NX500 so với lens 15-50 mm f2-2.8 đắt tiền hơn của NX1.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của lens kit 16-50 mm f3.5-5.6 của NX500 so với lens 15-50 mm f2-2.8 đắt tiền hơn của NX1.

Chiếc NX500 mang đến cho người dùng ảnh có chất lượng trung bình nhưng màu sắc bão hòa cực đẹp.

Chiếc NX500 mang đến cho người dùng ảnh có chất lượng trung bình nhưng màu sắc bão hòa cực đẹp.

Nếu bạn sẵn sang “chịu đựng” ảnh bị dính “hạt” khi chụp ở ISO trên 3200, bạn sẽ có được những bức ảnh định dạng Raw sắc nét hơn và ít nhiễu hơn.

Nếu bạn sẵn sang “chịu đựng” ảnh bị dính “hạt” khi chụp ở ISO trên 3200, bạn sẽ có được những bức ảnh định dạng Raw sắc nét hơn và ít nhiễu hơn.

Hiệu suất

Nhìn chung, hiệu suất của NX500 khá ổn. bạn sẽ mất khoảng 1,6 giây để bật máy, lấy nét và chụp, một phần là do ống kính cần thời gian để mở lớn. Thời gian khởi động máy lâu chính là một trong các nhược điểm của dòng ILC. (Thời gian khởi động của chiếc E-PL7 nhanh hơn là do lens kit của nó không phải là loại power zoom). Thời gian để lấy nét và chụp trung bình mất khoảng 0,3 giây đối với cả định dạng Raw và JPEG.

Hãy chý ý là sau đợt nâng cấp firmware gần đây nhất (phiên bản 1.1), thời gian lag trong bài kiểm tra với ánh sáng yếu tăng lên khoảng 0.8 – bài kiểm tra này ước tính độ phơi sáng có giá trị là 3.5E, tức là ảnh khá tối. Nhưng với mức ánh sáng cao hơn một chút, với độ sáng nội thất trong nhà (khoảng 5EV), thời gian lag lại về 0.3 giây.

Trong bài kiểm tra chụp hình liên tục, máy được dùng để chụp ảnh có định dạng RAW và JPEG với mỗi bức hình được chụp cách nhau nửa giây. Máy hơi chậm khi phải xử lý và ghi lại hình ảnh vào thẻ nhớ. Với đèn flash được bật, hai phô chụp liên tiếp nhau sẽ mất 1.2 giây để xoay vòng. Đây là tốc độ khá phổ biến đối với một máy ảnh không phải dòng DSLR.

Tuy nhiên, chiếc máy ảnh này dẫn đầu trong khả năng chụp liên tục với 9.1 khung hình một giây với tính năng tự động lấy nét liên tục và có khả năng giữ tốc độ đó khoảng 30 ảnh định dạng JPEG. Trong thực tế, rất khó để có thể giữ tốc độ chụp đó khi bạn phải chụp một vật đang di chuyển mà không có kính ngắm. Chiếc máy ảnh này vẫn có tốc độ chụp liên tục tốt với ống kính 50-150mm f2.8, mặc dù kích thước lớn của ống kính này khá cồng kềnh so với chiếc máy ảnh.

Hệ thống tự động lấy nét của chiếc NX500 hoạt động khá tốt, mặc dù khả năng tự động lấy nét đa điểm không được tin cậy cho lắm.Tính năng này thường xuyên chọn lấy nét vật gần nhất trong cảnh, mặc dù thỉnh thoảng tính năng này chọn các điểm lấy nét rất ngẫu nhiên, hoặc cả khi bạn không di chuyển máy ảnh hay thay đổi cảnh thì máy ảnh cũng bao giờ chọn một điểm lấy nét hai lần.

(còn tiếp)

Hồng Ngọc

Theo Cnet

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Canon PowerShot G16: Cải thiện hiệu suất bằng bộ xử lý hình ảnh DIGIC 6 mới.

Canon PowerShot G16: Cải thiện hiệu suất bằng bộ xử lý hình ảnh DIGIC 6 mới.

Cách bật đèn flash máy ảnh và 9 bước chụp hình đẹp tự nhiên nhất

Cách bật đèn flash máy ảnh và 9 bước chụp hình đẹp tự nhiên nhất

Cân bằng trắng là gì? Làm thế nào để thay đổi cân bằng trắng trên máy ảnh?

Cân bằng trắng là gì? Làm thế nào để thay đổi cân bằng trắng trên máy ảnh?

5 mẹo giúp bạn sử dụng đèn flash của máy ảnh DSLR

5 mẹo giúp bạn sử dụng đèn flash của máy ảnh DSLR

Nên chăng sắm đèn flash rời cho máy ảnh

Nên chăng sắm đèn flash rời cho máy ảnh

Tìm hiểu các thuật ngữ liên quan đến đèn flash trong nhiếp ảnh

Tìm hiểu các thuật ngữ liên quan đến đèn flash trong nhiếp ảnh

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất