Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sữa chua nếp cẩm khá được ưu chuộng hiện nay không chỉ vì hương vị thơm ngon. Một ly sữa chua nếp cẩm mỗi ngày bạn sẽ thấy khỏe hơn mà làn da cũng được cải thiện rõ rệt.
Vậy cùng tìm hiểu xem sữa chua có thực sự tốt và ăn khi nào thì hợp lý nhé!
Sữa chua nếp cẩm có tốt cho sức khỏe không ?
Đúng như tên gọi của nó thành phần chính là sữa chua và nếp cẩm. Đây là hai loại thực phẩm bình thường sử dụng riêng đã rất tốt cho sức khỏe, khi kết hợp chúng với nhau không những tạo ra một món ăn vô cùng ngon miềng mà nó còn đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Sữa chua nếp cẩm còn có tác dụng giảm cân hiệu quả do sữa chua có chứa hàm lượng canxi cao đốt cháy mỡ nên còn là một món giảm cân hiệu quả.
Rất tốt cho hệ tiêu hóa do trong sữa chua nếp cẩm giàu chất xơ vì vậy có khả năng hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
Đặc biệt là tốt cho hệ tim mạch do có chứa lovastatine và ergosterol, những thành phần trong chất này có khả năng tái tạo mạch máu, đặc biệt còn có khả năng phòng tránh được những nguy cơ mắc phải bệnh tai biến tim mạch; xơ vữa động mạch,…
Trong sữa chua nếp cẩm giàu chất xơ nhằm giúp giảm lượng cholesterol, điều hòa lượng huyết áp và phòng ngừa tối đa tình trạng rối loạn mỡ máu.
Với hàm lượng canxi, photpho, magie cao vì vậy có khả năng tăng cường được khỏe cho răng, xương và phòng tránh tình trạng thiếu canxi. Vì vậy, lời khuyên cho mọi người là mỗi ngày hãy ăn 1 – 2 hộp sữa chua không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn phòng ngừa được những bệnh như: thoái hóa xương khớp, loãng xương,…
Có nên ăn sữa chua nếp cẩm lúc đói không ?
Nhiều người coi đấy là một thực phẩm không những ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe nên ăn thường xuyên và ăn vào các thời điểm khác nhau.
Theo các nghiên cứu cho thấy loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao hơn sữa bò thông thường. Các thành phần trong sữa chua có tác dụng làm giảm cholesterol, tăng sức đề kháng đối với vi khuẩn, ức chế sự phát triển của các khối u.
Vi khuẩn lên men trong sữa chua là khuẩn có lợi đối với cơ thể người. Nó phân giải chất đường trong sữa, làm cho đường ruột có tính toan, ngăn ngừa các vi khuẩn gây thiu thối sinh trưởng trong môi trường kiềm hay trung tính. Các lợi khuẩn còn tạo ra các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin B, E, B11 trong đường ruột, có lợi cho chức năng bình thường của đường ruột và dạ dày.
Giá trị dinh dưỡng của sữa chua cao nhưng phải được dùng đúng cách. Nhiều người có thói quen ăn sữa chua khi đói bụng, các chuyên gia cho rằng cách ăn này không khoa học. Tỷ lệ sống của các vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có liên quan mật thiết với độ kiềm toan trong dạ dày và đường ruột. Chúng có thể phát triển nhanh trong môi trường hơi toan nhưng lại khó sống trong môi trường toan mạnh. Lúc bụng đói, độ toan trong dạ dày thường rất cao, sau khi ăn mới giảm xuống. Vì thế không nên ăn sữa chua khi đói bụng bởi các lợi khuẩn rất khó sống trong môi trường dịch vị có tính toan mạnh, như thế sẽ giảm giảm tác dụng của sữa chua.
Ăn sữa chua lúc nào là tốt nhất ?
Bạn nên ăn sữa chua nếp cẩm vào buổi tối vì lúc này, dạ dày đã tiêu hóa được một phần thức ăn nên độ pH đạt tiêu chuẩn, là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại.
Tuy nhiên bạn nên ăn sau tráng miệng vì nếu không, nó sẽ ảnh hưởng tới men răng, làm sâu răng. Đừng để quá đói mới ăn, chú ý ăn khi dạ dày vẫn còn cảm thấy có chứa lượng thức ăn nhất định.
Nếu bạn là nhân viên công sở thì sử dụng vào đầu giờ chiều sau nghỉ trưa là khá tốt vì thời điểm này, sữa chua sẽ giúp cho bản giảm căng thẳng, tâm lý thoải mái, khỏe khoắn hơn để làm việc hiệu quả.