Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Card màn hình nVidia GeForce cái tên không thể không nhắc đến của cộng đồng game thủ. Đây là dòng sản phẩm vô cùng được ưa thích bởi tính hiệu quả cao.
Nếu bạn là một game thủ, chắc hẳn cái tên card màn hình nVidia GeForce bạn đã từng nghe qua. Nhưng bạn có biết về các thế hệ mới đỉnh chóp của nó hay không? Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các dòng sản phẩm này nhé!
Đôi nét về lịch sử ra đời của dòng Nvidia GeForce
GeForce là tên của một dòng vi xử lý về đồ họa (GPU) được thiết kế, phát triển bởi Nvidia. Cái tên này được khơi nguồn từ một cuộc thi vào năm 1999. Cuộc thi “Name that chip” do Nvidia tổ chức nhằm tìm ra tên cho dòng sản phẩm kế thừa cho Riva TNT2. Đã có hơn 12000 lượt tham gia và có tới 7 người thắng cuộc.
Tính tới dòng RTX 20-series thì đã có tổng cộng 16 thế hệ sản phẩm GeForce. Nếu nói về sản phẩm card đồ họa rời đối thủ duy nhất còn lại của nó chỉ còn lại dòng Radeon của AMD. Từ sau khi các công ty như 3dfx, Matrox,…lần lượt phá sản.
Dưới đây, chúng ta sẽ chỉ đề cập tới các dòng GPU cho desktop. Và sẽ chỉ tập trung vào các GPU được bán ra thị trường dưới dạng retail. Sẽ không đề cập tới các mã OEM.
1. Geforce 16-series
Card màn hình Nvidia Geforce 16-series được tạo ra để trám vào phân khúc tầm trung và low-end. Vốn đang bị dòng Geforce 20-series bỏ trống và AMD đang thống trị. Tuy dựa trên kiến trúc Turing, nhưng Geforce 16-series không có nhân RT. Từ đó không có khả năng Ray Tracing. Nhưng gần đây thông qua 1 bản Driver, dòng Geforce 16-series sẽ hỗ trợ DXR. Từ đó sẽ có khả năng Ray Tracing, tuy nhiên vẫn còn khá hạn chế.
Sau đó Nvidia đã chính thức tung ra 2 phiên bản nâng cấp của GTX 1650 và GTX 1660, đó là của GTX 1650 Super và GTX 1660 Super. . Trong đó, mẫu card 1650 Super là phiên bản được nâng cấp toàn diện hơn cả. Kế tiếp dòng sản phẩm trước đó Nvidia tiếp tục cho ra mắt phiên bản sử dụng GDDR6 của mẫu GTX 1650.
Tất cả các mẫu GPU thuộc dòng GeForce 16-series đều không hỗ trợ SLI/NVLink.
Thông số kỹ thuật Geforce 16-series cho Desktop
Tên GPU | Tên mã | Xung gốc | Giao thức | VRAM | Loại VRAM |
GTX 1650 | TU117-300-A1 | 1485 MHz | PCI Express 3.0 x16 | 4 GB | GDDR5 GDDR6 |
TU106-125-A1 | 1410 MHz | GDDR6 | |||
TU116-150-KA-A1 | |||||
GTX 1650 Super | TU116-250-KA-A1 | 1530 MHz | |||
GTX 1660 | TU116-300-A1 | 6 GB | GDDR5 | ||
GTX 1660 Super | TU116-300-A1 | GDDR6 | |||
GTX 1660 Ti | TU116-400-A1 | 1500 MHz |
2. Card màn hình Nvidia Geforce 30 seriesDòng GeForce 20 Series tuy không được như mong muốn, nhưng phần nào cũng đã có một thành công nhất định. Tuy nhiên, với Nvidia thì chừng đó vẫn chưa bao giờ là đủ. Gần đây họ đã đưa ra con bài chiến lược mới nhất của mình đó là GeForce 30-series với hàng loạt cải tiến như:
- Sản xuất trên tiến trình 8nm và được Samsung thiết kế riêng
- SM dòng thế hệ mới
- Khả năng Ray Tracing được tăng cường nhân RT thế hệ 2 và nhân Tensor thế hệ 3
- Sử dụng bộ nhớ GDDR 6X (ngoại trừ RTX 3070 sử dụng GDDR6)
- Sử dụng giao thức PCI Express 4.0
Tại buổi ra mắt các dòng sản phẩm mới gần đây Nvidia đã công bố 3 mã: RTX 3070, RTX 3080 và RTX 3090. Hiện chưa có thêm thông tin gì về các mẫu card tầm trung cũng như low-end. Chúng ta chắc sẽ phải đợi thêm 1 thời gian nữa vậy.
Trong số 3 mẫu được ra mắt thì chỉ có RTX 3090 là có khả năng hỗ trợ NVLink. Còn 2 mẫu còn lại không được hỗ trợ.
Thông số kỹ thuật Geforce 30 series cho Desktop
Tên GPU | Tên mã | Xung Boost | Giao thức | VRAM | Loại VRAM |
RTX 3070 | GA104-300-A1 | 1730 MHz | PCI Express 4.0 | 8GB | GDDR6 |
RTX 3080 | GA102-300-K1-A1 | 1710 MHz | 10GB | GDDR6X | |
RTX 3090 | GA102-300-A1 | 1700 MHz | 24GB |
Trên đây là những thế hệ của dòng card màn hình nVidia GeForce mà hiện tại được giới game thủ hay nhắc nhất. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thêm những thông tin về dòng sản phẩm này.