Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân?
Mẹ bầu nên tăng bao nhiều cân là đủ để con sinh ra có thể khỏe mạnh và phát triển bình thường? Mẹ nào dường như cũng có quan điểm rằng đã mang bầu là phải tăng cân nhanh chóng, tuy nhiên, tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.
Không phải cơ thể mẹ bầu nào cũng giống nhau nên số cân nặng tăng lên khi mang thai cũng vì thế mà không thể giống nhau. Đầu tiên, mẹ có thể dựa trên chỉ số BMI – một chỉ số cơ bản về chiều cao cân nặng trước khi mang thai để biết được lượng cân nặng cần thiết tăng lên.
– Nếu bạn quá gầy, chỉ số BMI thấp hơn 18,5: bạn sẽ cần tăng số cân nặng từ 13 đến 18 kilogam
– Nếu chỉ số BMI của bạn ở mức trung bình, tức là từ 18,5 đến 26: bạn nên tăng từ 12 đến 16 kilogam, đây cũng là tiêu chuẩn tăng cân trung bình của phụ nữ mang thai.
– Nếu thừa cân (chỉ số BMI từ 26 đến 29): bạn nên tăng từ 7 đến 12 kilogam.
– Nếu bạn béo phì, tức là chỉ số BMI cao hơn 29: bạn chỉ nên tăng từ 5 đến 9 kilogam, thậm chí ít hơn.
Tất nhiên, những con số này chỉ là tham khảo bởi với mỗi quốc gia thì thể trạng chuẩn sẽ có sự chênh lệch nhất định. Và mẹ cũng nên nhớ một điều rằng, mẹ không cần thiết phải ăn lượng thức ăn cho cả hai người vì bé không thể ăn hết được suất ăn cho cả một người. Lượng chất dinh dưỡng mà bé cần khi còn trong bụng mẹ là không nhiều. Mỗi ngày mẹ chỉ cần ăn thêm khoảng 300 calo so với trước khi mang thai là được.
>>> Tham khảo giá các loại sữa bầu
Mẹ bầu sẽ tăng cân trong từng tháng như thế nào?
Tốc độ tăng cân của mẹ bầu nên chậm và ổn định chứ không nên một lúc tăng nhanh bới càng phát triển em bé trong bụng mới cần nhiều chất dinh dưỡng hơn và mẹ sẽ phải “chạy đường dài” trong suốt 9 tháng 10 ngày.
Việc tăng cân chậm và ổn định không những tạo điều kiện cho da bụng dãn ra, không bị rạn mà còn giúp mẹ dễ lấy lại dáng sau khi sinh con.
– Trong ba tháng đầu, kích thước em bé chỉ bằng hạt giống của cây thuốc phiện, vì vậy, trong những tháng này, mẹ chỉ cần tăng 1-2 kg là đủ, mẹ không cần phải ăn quá nhiều. Không những thế, nhiều phụ nữ còn bị nghén nên thay vì ăn, họ sẽ nôn nhiều hơn, vì thế mà giảm cân so với trước khi mang thai. Điều này là hoàn toàn bình thường.
– Trong 3 tháng tiếp theo, lúc này bào thai mới bắt đầu phát triển mạnh. Mẹ nên tăng 0.5 đến 0.7 kilogam mỗi tuần từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, tức là giai đoạn này bạn sẽ tăng thêm 5.5 đến 6.5 kilogam nữa.
– Trong ba tháng cuối, cân nặng bắt đầu nên tăng ít đi so với giai đoạn trên. Mẹ chỉ còn tăng khoảng 0.5 kilogam mỗi tuần (tức là bạn sẽ tăng thêm tổng cộng khoảng 4 đến 5 kilogam). Một số phụ nữ không tăng cân, thậm chí giảm từ 0.5 đến 1 kilogam vào tháng thứ 9 của thai kỳ.
Cân nặng tăng lên sẽ vào đâu?
Nhiều mẹ biết mình tăng 9 – 10 kg nhưng không biết tất cả số cân nặng đấy vào đâu trong khi em bé chỉ nặng khoảng 3-4 kg.
– Em bé: 3 đến 4kg
– Nhau thai: 0.7kg
– Nước ối: 1kg
– Ngực: 0.7kg
– Máu và dịch: 1.5kg
– Nước: 2.5kg
– Chất béo lưu trữ để chuẩn bị cho quá trình sinh con và cho con bú: 2.5kg
– Tử cung: 1 kg
Một số điều mẹ cần lưu ý về cân nặng của mình
Nếu mẹ có những biểu hiện dưới đây thì nên đến gặp bác sĩ:
– Bạn tăng nhiều hơn 1.4kg trong một tuần bất kỳ trong 3 tháng giữa thai kì
– Bạn tăng nhiều hơn 1kg trong một tuần bất kỳ trong 3 tháng cuối của thai kỳ
– Nếu bạn không tăng cân trong hơn hai tuần liên tiếp trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt nếu điều này không liên quan đến việc ăn hoặc uống quá nhiều natri.
Tuy cần phải tăng cân khoa học nhưng cũng sẽ có lúc mẹ bầu thèm ăn và tăng cân nhanh chóng. Dưới đây là một số lời khuyên bạn nên áp dụng khi cân kiểm tra:
– Cân cùng vào một thời điểm trong ngày
– Mặc cùng lượng quần áo khi cân
– Sử dụng một cái cân giống nhau cho các lần cân
– Cân mỗi tuần một lần (nếu cân quá thường xuyên, bạn có thể sẽ lẫn lộn và trở nên căng thẳng với những biến động thay đổi liên tục theo ngày).
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam